Với chuỗi công nghệ đã nghiên cứu,ắnnghiêncứuvớichuyểngiaochodoanhnghiệty so mancity quả bơ có thời gian bảo quản trên 30 ngày. Ảnh: Trường ĐH Nông Lâm
PGS. TS. Nguyễn Văn Toản, Trưởng khoa Cơ khí - Công nghệ, Trường ĐH Nông Lâm cho biết: “Chúng tôi đã hoàn thành nghiên cứu các phương pháp chế biến, bảo quản hoa bụp giấm. Từ đó, cho ra thành phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị cho cây bụp giấm trên địa bàn”.
Hiện nay, bụp giấm được trồng và chế biến nhiều tại Phong Điền, Phú Vang. Tuy nhiên, do thiếu công nghệ sản phẩm thường không đồng nhất. Thông qua nghiên cứu, những sản phẩm từ bụp giấm như trà túi lọc, nước giải khát đóng chai, mứt sấy dẻo, siro cô đặc chân không… ra đời. Là hướng đi mới, chất lượng, không chỉ đảm bảo giá trị mà công nghệ còn thúc đẩy bụp giấm trở thành sản phẩm OCOP tại địa phương.
Hàm lượng chất xám trong các sản phẩm thương mại hóa đến từ nghiên cứu khoa học còn giúp các địa phương phát triển kinh tế bền vững. Quy trình công nghệ bảo quản bơ sau thu hoạch được PGS. TS. Nguyễn Văn Toản cùng các đồng sự hoàn thành là ví dụ điển hình. Thông thường, thời gian bảo quản bơ tự nhiên chỉ 5 – 7 ngày. Vì vụ thu hoạch tập trung, không có công nghệ chế biến, bảo quản nên giá trị quả bơ giảm, xảy ra tình trạng ép giá và hao hụt.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu ảnh hưởng của Aminoethoxyvinylgycine kết hợp xử lý nước nóng đến quá trình chín quả bơ sau thu hoạch; kiểm soát quá trình sản sinh etthylene để kéo dài thời gian bảo quản bơ Booth7 bằng methyl cyclopropene và túi LDPE… Từ đó, tạo nên chuỗi quy trình công nghệ bảo quản bơ tối ưu. Đó là thu hoạch - lựa chọn, phân loại - rửa sạch, để ráo - ngâm trong nước sạch - xử lý chất kháng ethylene - để ráo - bao gói - bảo quản.
Nghiên cứu ứng dụng Aminoethoxyvinylglycine trong bảo quản quả bơ sau thu hoạch là đề tài khoa học cấp bộ và đã nghiệm thu cấp cơ sở. Không chỉ đề xuất mô hình và áp dụng tại Công ty TNHH Trịnh Mười (Đắk Lắk), quy trình bảo quản bơ sau thu hoạch bằng AVG kết hợp bao bì đóng gói đã được chuyển giao cho Công ty cổ phần Nông nghiệp Hữu cơ An Phú (Đắk Lắk). Với quy trình này, thời gian bảo quản quả bơ tăng lên trên 30 ngày, gấp 5 lần so với cách bảo quản thông thường.
Các sản phẩm nghiên cứu tại Trường ĐH Nông Lâm được thương mại hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu thực tế, phát huy vai trò của khoa học, kỹ thuật vào đời sống mà còn thúc đẩy mối liên kết giữa các khoa, nhà trường và doanh nghiệp. Bản thân sinh viên được rèn luyện thực tiễn khi tham gia vào các đề tài, dự án. “Theo đó, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và được các nhà tuyển dụng săn đón. Niên khóa 2019 - 2020, riêng Khoa Cơ khí - Công nghệ đã có 95% sinh viên tìm được việc làm ngay sau khi ra trường”, PGS. TS. Nguyễn Văn Toản nói.
PGS.TS. Lê Đình Phùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm cho biết: “Thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ là chủ trương lớn của nhà trường. Theo định hướng, không chỉ Khoa Cơ khí – Công nghệ mà các khoa khác như Khoa Thủy sản, Nông học cũng sẽ chú trọng vào hoạt động này. Về lâu dài, sẽ hướng đến doanh nghiệp khoa học công nghệ để chuyển giao, thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ hiệu quả”.
Trong 5 năm qua, Khoa Cơ khí - Công nghệ Trường ĐH Nông Lâm đã có trên 5 sản phẩm nghiên cứu khoa học được thương mại hóa, chuyển giao cho doanh nghiệp sản xuất. Sự thành công của những sản phẩm đi trước sẽ tạo tiền đề đưa những nghiên cứu, sáng chế đến gần hơn với đời sống. Từ đó tạo động lực cho đội ngũ nghiên cứu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương cũng như các tỉnh khác.
Bài, ảnh: Mai Huế