【lich thi dâu ngoai hang anh】Bác sĩ gắn bó với vùng khó

时间:2025-01-09 12:50:47来源:Empire777 作者:La liga

Nhiệt huyết

Dưới làn mưa xuân,ácsĩgắnbóvớivùngkhólich thi dâu ngoai hang anh hỏi đường đến Trạm Y tế Lộc Hòa, cô bán hàng bên đường đon đả: “Chú tìm ai, bác sĩ Châu phải không. Ông ấy hiền từ, nhiệt tình lắm. Xã ni ai cũng mến”.

Hơn 5 phút sau, tại phòng khách Trạm Y tế Lộc Hòa, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cởi mở với bác sĩ Châu.

Bác sĩ Châu siêu âm, chẩn bệnh tại Trạm Y tế Lộc Hòa

Sinh ra trong gia đình nghèo ở xã Lộc Điền, năm 1993, học xong y sĩ, anh lên công tác ở Lộc Hòa, một vùng đồi của huyện Phú Lộc. Ngày đó, cuộc sống người dân nơi đây nghèo khó, sống không tập trung, dịch sốt rét hoành hành. Với lòng nhiệt huyết, anh Châu không ngần ngại. Bất kể thôn nào, vùng nào hay mùa nào, hễ có dịch, có người mắc chứng sốt rét là anh tìm đến trợ giúp. Bác sĩ Châu kể: “Làm cán bộ y tế ở Lộc Hòa những năm về trước khổ lắm. Nhớ lại còn nổi da gà. Khổ không chỉ từ cái ăn, cái ở mà khổ từ chuyện bám dân, vận động tuyên truyền cho dân nắm bắt kiến thức ăn uống hợp vệ sinh, phòng trừ ruồi muỗi, đến việc kiểm tra chăn màn trong những đêm giá rét. Mỗi dịp tiêm chủng cho trẻ là cán bộ y tế xã phải mất ăn mất ngủ, lo đến sụt ký”. Hỏi lý do. Bác sĩ Châu nói: “Lúc ấy chuẩn bị tốt việc tiêm phòng, nhưng đến giờ chẳng thấy bóng dáng phụ huynh đưa trẻ đến. Vì tình yêu trẻ, lo cho thế hệ tương lai con em vùng đồi Lộc Hòa vơi đi bệnh tật, lúc ấy anh Châu phải khăn gói vật dụng, thuốc men, vắc xin đến tiêm tận nhà. Mà đến từng nhà đâu thuận lợi như bây giờ, bởi đường sá cách trở. Nhà này cách nhà kia cả cây số; thậm chí là một quả đồi. Oái ăm hơn khi vừa đến nơi, nhiều bố mẹ sợ con đau không hợp tác. Hoàn thành một đợt tiêm chủng kéo dài 4-5 tháng là cán bộ ở trạm mừng như thắng trận.

Ông Nguyễn Hiểu, Chủ tịch UBND xã Lộc Hòa nhận xét: Bác sĩ Châu là người giàu tình thương, sống, làm việc có trách nhiệm và được người dân địa phương tin yêu, gần gũi. Năm 2009, bác sĩ Châu được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc công tác khám chữa bệnh; đồng thời, được UBND tỉnh tặng bằng khen trong phong trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giai đoạn 2009-2012.

Yêu nghề, hiểu dân, thương trẻ cùng với chịu trau dồi kinh nghiệm thực tiễn… đã giúp anh Châu thành công. Những câu chuyện hồi ấy đến giờ được bà con nhắc đến. Đó cũng là nguồn động viên mà bác sĩ Châu nhận làm quê hương thứ hai của mình. Một nhân viên y tế trạm Lộc Hòa cho biết, những năm 1990, bác sĩ Châu đã cứu sống hàng trăm trường hợp sản phụ, tai biến, viêm dạ dày qua tình trạng thập tử nhất sinh nhờ tính thận trọng và kinh nghiệm chuyên sâu trong nghề. Mới đây, có trường hợp đặc biệt là sản phụ Tôn Nữ Thị Phi, chuyển dạ khi đưa đến trạm sá đã vào tình huống xấu, cơn co rút tử cung giảm, thận suy, nguy cơ dẫn đến tai biến cho tính mạng mẹ và con rất lớn. Thay vì phải chuyển sản phụ lên tuyến trên sớm nhưng hôm ấy do lũ về nước dâng cao chia cắt đường đi, bác sĩ Châu quyết định can thiệp. Nhờ đó, sản phụ đã mẹ tròn con vuông trong niềm vui hạnh phúc của gia đình sau 8 giờ liền...

Thắp lên niềm tin

Tháng 6/1997, y sĩ Châu được cử đi học bác sĩ đa khoa tại Trường đại học Y dược Huế. Với nguyện vọng của mình, anh Châu tiếp tục ở lại vùng đồi Lộc Hòa. Năm 2009, anh theo học lớp Bác sĩ CK1 Y học gia đình. Ấn tượng nhất trong thời điểm này, bác sĩ Châu tạo thêm niềm tin không chỉ với người dân mà còn với lãnh đạo địa phương khi tham mưu đầu tư xây dựng trạm y tế xã khang trang, triển khai thành công chuẩn quốc gia về y tế xã theo bộ tiêu chí mới giai đoạn 2011-2020. Hiện nay, Trạm Y tế Lộc Hòa trở thành một trong những địa chỉ vùng khó khăn có cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ các phòng chức năng và trang thiết bị, như máy siêu âm, xét nghiệm máu, bàn đỡ đẻ, tủ sấy, nồi luộc...Cùng với cơ ngơi ấy là tấm lòng bác sĩ Châu và đội ngũ cán bộ y tế ở trạm đang tiếp tục thắp lên niềm tin, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân không chỉ ở xã Lộc Hòa.

Bà Hồ Thị Xuân, thôn 10 thổ lộ “Bây giờ hễ đau là chúng tôi đến trạm. Có gì bác sĩ Châu tư vấn, khám hỗ trợ thuốc là mình đỡ. Mấy năm nay nhờ vậy, bệnh xương khớp của tôi đỡ hẳn”. Không chỉ bà Xuân mà những trường hợp lớn tuổi như ông Mai Xuân, thôn 10; hay bà Nguyễn Thị Hiền, thôn 9, đang mắc chứng cao huyết áp, viêm đa dây thần kinh đều kính phục tâm, tính y đức của bác sĩ Châu và nhận xét: “Nếu không có bác sĩ Châu, những thân già này đều rơi vào trọng bệnh”.

Những năm gần đây, bác sĩ Châu là người cầm trịch, lên kế hoạch triển khai hoàn thành tốt chương trình mục tiêu y tế quốc gia ở địa phương như, phòng trừ dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng đạt trên 95%, hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ, dân số -KHHGĐ, đặc biệt chấm dứt dịch sốt rét mà vốn Lộc Hòa từng là địa bàn trọng điểm trước đây.

“Với bác sỹ đa khoa có kinh nghiệm, sao anh không làm việc ở những nơi có điều kiện tốt hơn”. Tôi hỏi “Mình biết, công tác nơi có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại sẽ hữu ích cho việc nâng cao trình độ chuyên môn. Nhưng tâm mình đã nguyện, Lộc Hòa cho mình rất nhiều kỷ niệm, ý nghĩa cuộc sống…”, lời bác sĩ Châu chia sẻ, trong tôi trào dâng sự cảm phục.

Bài, ảnh: Minh Văn

相关内容
推荐内容