【nhận định giải nhật】FED tăng lãi suất USD: Áp lực lên doanh nghiệp Việt
时间:2025-01-10 16:39:20 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
NK chịu tác động
Diễn biến về tỷ giá USD những ngày gần đây cho thấy, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại luôn ở mức “kịch trần” 22.547 VND/USD ở chiều bán ra. Nguyên nhân không chỉ do tác động từ tình hình tài chính thế giới mà nhu cầu ngoại tệ đang nóng vào thời điểm cuối năm, các DN đang phải gom ngoại tệ để thanh toán cho các đơn hàng còn tồn đọng trong năm và đặt cọc ký kết các hợp đồng mới cho năm 2016.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông báo sẽ kiên định giữ vững tỷ giá VND/USD từ nay đến đầu năm 2016, lãi suất huy động USD trong khối tổ chức, DN vẫn ở mức 0%/năm nhưng nhiều DN nhận định, USD trên thị trường tự do và thị trường thế giới sẽ tăng, giá các mặt hàng, sản phẩm và dịch vụ vì thế cũng tăng theo, các DN XK có thể được hưởng lợi nhưng các DN NK số lượng lớn sẽ chịu tác động nhiều nhất.
Theo bà Ninh Thị Bích Thùy, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thép TVP cho biết, sản lượng thép và nguyên liệu thép NK của Công ty có số lượng lớn, lại được thanh toán hoàn toàn bằng đồng USD nên việc USD tăng giá trên thị trường thế giới sẽ có ảnh hướng lớn. Nguyên nhân vì Công ty đã ký hợp đồng cung ứng với khách hàng từ trước, với con số giá cả cụ thể tại thời điểm ký, như vậy, tỷ giá USD Việt Nam hay thế giới tăng mức nào thì Công ty cũng không thể tăng ngay giá bán để bù lỗ.
Cũng chịu tác động tương tự, ông Dương Minh Điền, Giám đốc Công ty TNHH Khởi Toàn (DN NK thiết bị ngành da giày, dệt may) cho biết, khi tỷ giá USD thế giới tăng như thời điểm hiện tại, mỗi hợp đồng đã ký, Công ty sẽ chịu thiệt 3-5%. Vì giữ khách hàng và giữ uy tín, Công ty không thể tăng giá bán mà phải chấp nhận bù lỗ, chờ tăng giá trong hợp đồng mới.
Nhìn chung, khi giá cả của bất cứ mặt hàng nào tăng đều có tác động đến tình hình kinh doanh của DN. Đặc biệt, mặt hàng thép đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ thép Trung Quốc NK giá rẻ. Bà Ninh Thị Bích Thùy chia sẻ, thị trường thép trong nước hiện nay đã và đang bị thép Trung Quốc lấn át, nếu tỷ giá cứ đà tăng như này thì có thể một số DN sẽ phải đóng cửa do không thể cạnh trạnh nổi.
Về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, thép NK từ Trung Quốc hiện chiếm hơn 50% khối lượng toàn thị trường, tương đương 9 tỷ USD, chưa kể đến lượng thép thành phẩm và bán thành phẩm được NK từ các nước khác phục vụ cung ứng, sản xuất cho thị trường trong nước. Do đó, việc USD tăng giá chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nhiều DN thép trong nước, đã khó lại càng chồng thêm khó.
Ứng phó
Với những khó khăn như hiện nay, các DN muốn trụ vững đều phải xác định cho mình phương thức để ứng phó, giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất. Với nhiều DN, cách tốt nhất là nâng cao chất lượng sản phẩm, tinh gọn sản xuất, mở rộng thị trường để tăng số lượng đơn hàng, giữ nguyên giá thành nhưng tiết kiệm chi phí sản xuất.
Bên cạnh đó, ông Dương Minh Điền chia sẻ, DN hiện chỉ chịu thiệt hại với những đơn hàng mới, cho khách hàng lẻ. Còn với khách hàng quen, hợp đồng được ký trước một năm, giá cả vẫn sẽ giữ nguyên theo thời điểm ký, chỉ tăng giá khi ký hợp đồng mới. Cách làm này cũng được áp dụng với đối tác cung ứng hàng hóa nên Công ty có thể chủ động khi tỷ giá có những đột biến.
Còn đối với DN chịu tác động do phải NK nguyên phụ liệu, theo bà Nguyễn Thanh Thủy, đại diện thương mại Công ty TNHH Coats Phong Phú (sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may) cho rằng, Công ty chịu ít tác động từ việc tăng tỷ giá do NK nguyên liệu từ các Công ty trong cùng Tập đoàn Coats Holding, nên giá thành đã có nhiều ưu đãi, có thể thương lượng với nhau nếu giá cả tăng đột biến. Tuy nhiên, để nâng tính chủ động và được hưởng nhiều lợi nhuận hơn, Công ty đang chuyển dần sang tự cung ứng nguyên liệu sản xuất bằng cách đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và liên doanh, liên kết hợp tác với các DN cùng lĩnh vực trong nước.
Phương thức ứng phó trên cũng đang được nhiều DN trong lĩnh vực dệt may thực hiện. Một số DN dệt may cho biết, việc tự tìm nguồn cung ứng nguyên liệu dệt may trong nước không những tránh được những tác động từ tình hình tài chính- tiền tệ quốc tế mà còn giúp DN đáp ứng được điều kiện về nguồn gốc xuất xứ thành phẩm mà Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đề ra.
Nhằm hỗ trợ DN, hầu hết ngân hàng thương mại hiện nay đều cung cấp dịch vụ phòng ngừa rủi ro thị trường cho DN, trong đó có phòng ngừa rủi ro về tỷ giá. Tùy theo nhu cầu cũng như quy mô hoạt động, DN có thể lựa chọn cho mình một công cụ phù hợp như: Giao dịch hối đoái kỳ hạn (hai bên cam kết sẽ mua, bán ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai), giao dịch quyền chọn (người mua có quyền mua hoặc bán số lượng nhất định một loại tiền tệ trong khoảng thời gian được xác định với mức giá cụ thể) hay hợp đồng tương lai (hợp đồng được tiêu chuẩn hoá, được giao dịch để mua hay bán một số loại hàng hoá nhất định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày xác định trong tương lai)… Theo đánh giá của các ngân hàng, DN hiện đã quan tâm nhiều hơn đến các phương thức này mặc dù vẫn còn lo ngại về chi phí hay cơ chế thực hiện.
上一篇: Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
下一篇: Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
猜你喜欢
- Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- Á khoa khối D Cao Thị Lan Anh chia sẻ bí quyết
- Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023
- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
- Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
- Bình Long đầu tư hơn 173 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất trường học
- “Học sinh 3 tốt”: Ðộng lực tự học, tự rèn
- Học lập trình sớm
- PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD