【tỷ lệ cá cược bóng đá ý】Vui buồn học trực tuyến
Học sinh Trường tiểu học Tiến Thành,ồnhọctrựctuyếtỷ lệ cá cược bóng đá ý TP. Đồng Xoài trong giờ học trực tuyến - Ảnh: Kim Phụng
Cả cộng đồng cùng lo sự học
Từ tuần cuối tháng 9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phát đi thư ngỏ kêu gọi các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh chung tay ủng hộ chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Theo đó, hàng loạt hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong tỉnh hỗ trợ để học sinh, giáo viên có điều kiện dạy và học.
Hưởng ứng chương trình “Sóng và máy tính cho em”, huyện Hớn Quản đã phát động và các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong, ngoài huyện đã ủng hộ trên 1 tỷ đồng. Đầu năm học, Hớn Quản còn 1.423 học sinh không có thiết bị học trực tuyến. Số tiền vận động được dùng mua máy tính, điện thoại thông minh để giúp đỡ các em.
Là địa bàn biên giới, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, đầu năm học huyện Bù Đốp có gần 12.000 học sinh, trong đó tỷ lệ đủ điều kiện học trực tuyến chỉ đạt 47%. Với sự nỗ lực hỗ trợ của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân, đến nay Bù Đốp đã có hơn 98% học sinh có điều kiện học trực tuyến.
Bên cạnh phát huy nội lực, thầy trò Bình Phước còn nhận sự hỗ trợ từ bên ngoài. Ngày 24-10 vừa qua, chương trình “Cùng em học trực tuyến” của Hội đồng Đội Trung ương đã tặng 10 máy tính bảng cho học sinh khó khăn trên địa bàn tỉnh…
Những món quà là thiết bị học tập không chỉ đem đến niềm vui cho các em mà còn giúp các gia đình khó khăn “giải bài toán” kinh tế. Ở những điểm trường vùng sâu không có sóng hoặc sóng yếu như xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng, có gia đình phải lên đồi dựng chòi “hứng sóng” cho con học. Những địa bàn khó khăn như điểm trường Thiện Cư, Trường tiểu học Thiện Hưng B, xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp hầu hết học sinh là người S’tiêng, thiếu thiết bị học trực tuyến. Với sự chung tay của cộng đồng, cả 83 học sinh tại điểm trường này đã được hỗ trợ thiết bị học online. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là các thầy, cô giáo luôn giữ liên hệ chặt chẽ với phụ huynh, thường xuyên trao đổi, ôn tập kiến thức, tạo hứng thú cho các em khi học online, việc học trực tuyến đã chuyển biến tích cực, hiệu quả.
Vui buồn học online
Đã có những chuyện “cười ra nước mắt” khi các bé tiểu học ngồi trước màn hình máy tính để học online. Có bé đang học thì hỏi cô: Chị Hai nhà bác em sắp cưới chồng, cô biết không cô, khiến cả lớp cười ồ. Lại có bé vừa ngáp vừa hỏi: Cô ơi em mặc áo ba lỗ này học được không ạ? Có trường hợp cô điểm danh thì một bà cụ ngồi trước màn hình trả lời “có”. Hỏi sao cụ lại ngồi học thì bà cụ cười xòa, bảo thằng Tí dậy muộn đang vệ sinh nên tôi điểm danh thay nó…
Đó là chuyện của người học. Còn người dạy cũng không thiếu gì chuyện bi hài. Nhiều cô không thạo thao tác máy tính nên khá căng thẳng khi vào tiết dạy, nhất là bậc tiểu học thường có phụ huynh ngồi kèm con học. Có cô giáo đến giờ dạy nhưng không biết đăng nhập, phải nhờ con làm giúp, rồi lúc thì nói camera không lên, lúc nói loa không nghe được… Hầu hết giáo viên chia sẻ là khi đứng trên bục giảng, thầy cô có thể chủ động quan sát ánh mắt các em, nắm bắt tâm lý và giải đáp thắc mắc của các em. Trong khi dạy online phải thuyết trình trước màn hình nên mất cảm xúc và cũng khó thể hiện các hành động phi ngôn ngữ để điều chỉnh việc học của học sinh. Khó nhất khi dạy học online là duy trì nền nếp lớp học, nhất là với học sinh lớp 1, 2 bởi trẻ thường mất tập trung hoặc làm việc riêng. Với bậc THPT, sĩ số lớp học thường rất đông, có khi đến 50-55 em thì giáo viên khó theo sát từng học sinh chu đáo…
Dù có những khó khăn, bất cập nhưng việc học trực tuyến cũng có những ưu điểm của nó. Trước hết là tiết kiệm thời gian cho cả giáo viên và học sinh. Phụ huynh không mất thời gian đưa đón con. Học trực tuyến, thầy và trò có thể ghi lại buổi học và xem lại nếu cần thiết. Học trực tuyến còn lợi ở chỗ, cả học sinh và giáo viên có thể truy cập tìm tài liệu mở rộng mà không bị giới hạn trong giáo trình, tăng khả năng tư duy và giải quyết vấn đề cho học sinh. Học trực tuyến, học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn khi bày tỏ quan điểm trong một không gian riêng. Những học sinh nhút nhát, hướng nội có khả năng tương tác với giáo viên nhiều hơn so với việc học trực tiếp trên lớp…
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) khuyến cáo: Nếu 1 tháng dừng học thì việc bù đắp sẽ tốn gấp đôi thời gian. Lý do là khi trẻ ngừng học thì kiến thức, kỹ năng không đứng yên mà sẽ mai một, khi quay lại học tập cần thời gian rèn luyện kiến thức cũ, sẽ tốn gấp đôi thời gian để bắt kịp bạn bè. Bởi thế, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Chính phủ triển khai năm học 2021-2022 theo hình thức trực tuyến để đảm bảo an toàn về sức khỏe, sinh mạng và duy trì việc học một cách phù hợp. Theo đó, hàng loạt chính sách, chương trình thiện nguyện, hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên đã được triển khai như: Sóng và máy tính cho em; miễn giảm giá cước internet cho giáo viên và học sinh; miễn giảm học phí; cho vay ưu đãi hỗ trợ học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị học tập…
Đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp với nguy cơ lây nhiễm rất cao. Một tỉnh có nhiều “vùng xanh” như Bình Phước, nhưng những ngày gần đây số ca nhiễm đang tăng nhanh, có ngày cao điểm 81 ca F0. Thế nên, dạy học trực tuyến không còn là giải pháp tình thế mà trở thành điều kiện tiên quyết để việc dạy và học không bị đứt gãy. Để thực hiện nhiệm vụ kép vừa dạy học vừa phòng, chống dịch đạt hiệu quả, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của cộng đồng để các em có được môi trường giáo dục an toàn nhất.
Thảo Linh
相关推荐
- Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
- Quay clip giám đốc trung tâm quan hệ với gái trẻ rồi cưỡng đoạt tài sản
- Gần 20 người liên quan tới Tuấn ‘khỉ’ bị truy tố một loạt tội danh
- Triệu tập người đàn ông nghi sát hại cô gái 17 tuổi bị trói tay chân ở Yên Bái
- Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- Cơ hội hợp tác doanh nhân Việt
- Hai vợ chồng cầm đầu đường dây đánh bạc tiền tỷ ở Quảng Nam
- Bị cáo vụ Đồng Tâm kháng cáo xin giảm nhẹ tội