游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:44:16
Xã A Roàng là một trong những xã biên giới Việt - Lào của huyện A Lưới, nằm giáp huyện Tây Giang (Quảng Nam) với phần lớn dân số là đồng bào Tà Ôi. Nhiều năm qua, địa phương đã có những mô hình hay, hiệu quả để giúp đỡ các hộ khó khăn, hộ nghèo phát triển kinh tế. Đặc biệt, những già làng, người có uy tín thường xuyên theo dõi, tuyên truyền, kịp thời nắm bắt thông tin để đề xuất hỗ trợ phù hợp; từ đó tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhiều qua các năm.
Ông Hồ Bình Tây, người có uy tín ở xã A Roàng cho biết: “Chúng tôi luôn có ý thức học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm hay để tuyên truyền đến bà con. Cùng với đó là phối hợp đảm bảo an toàn trật tự, giữ vững an ninh biên giới, nỗ lực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Qua vận động, bà con không còn đốt rừng làm rẫy, không thả rông trâu bò phá hoại cây trồng. Hiện nay, mô hình kinh tế của A Roàng là trồng rừng, làm ruộng, chăn nuôi gia súc… Đặc biệt, phát triển bền vững nghề dệt Dèng (thổ cẩm) truyền thống”.
Theo ông Hồ Văn Lành (51 tuổi), trú tại thôn Kleng A Bung, xã biên giới Quảng Nhâm, để phong trào xóa đói giảm nghèo lan tỏa đến đồng bào, những người có uy tín đã gương mẫu tiên phong làm kinh tế hiệu quả. Gia đình ông Lành hiện trồng 3 ha cây keo, chăn nuôi 10 con bò vàng, cho thu nhập mỗi năm khoảng hơn 60 triệu đồng. Nhãn hiệu “Thịt bò A Lưới” đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp Chứng nhận bảo hộ quốc gia; mô hình “Chăn nuôi bò vàng ở A Lưới” được đánh giá là thế mạnh để phát triển kinh tế bền vững.
“Những người có uy tín ở xã biên giới Quảng Nhâm đã đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với bà con; tuyên truyền đến các dòng họ để cùng lan tỏa thêm phong trào xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. Chúng tôi còn trực tiếp đến từng hộ gia đình vận động để bà con phấn đấu…”, ông Hồ Văn Lành nói.
Xã Quảng Nhâm là vùng biên giới giáp Lào, có gần 8.200 nhân khẩu (trong đó hơn 98% là đồng bào dân tộc thiểu số). Theo đại diện UBND xã, thời gian qua, các già làng và người có uy tín trên địa bàn đã có đóng góp quan trọng cùng với hệ thống chính trị thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia. Đặc biệt, trong 2 năm 2022-2023, xã Quảng Nhâm đã giảm 392 hộ nghèo. Già làng, trưởng thôn và người có uy tín luôn tích cực đi đầu trong việc quyên góp, ủng hộ ngày công xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, hiến đất xây dựng đường liên xã, giao thông nông thôn, tham gia các chương trình an sinh xã hội và đóng vai trò nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc...
Tại xã Hồng Hạ, với thế mạnh là diện tích rừng trồng lớn (hơn 1.400 ha), thu nhập của người dân nơi đây phần lớn dựa vào phát triển kinh tế rừng và các mô hình nông nghiệp hộ gia đình. Già làng Nguyễn Hoài Nam (77 tuổi, trú tại xã Hồng Hạ) chia sẻ: “Người có uy tín đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con cùng thực hiện tốt phong trào xóa đói giảm nghèo, hiến đất, hiến cây để giải phóng mặt bằng, mang lại không gian thông thoáng, giao thông thuận lợi. A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia là vinh dự và tự hào chung của người dân địa phương. Thoát nghèo rồi, bà con sẽ tiếp tục phát triển kinh tế để làm giàu, xây dựng kinh tế gia đình bền vững…”.
Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới thông tin: Các già làng, người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Thời gian qua, họ đã tuyên truyền, vận động bà con, dòng họ, làng bản, thôn, tổ dân phố thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, tuyên truyền nhân dân sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư của Trung ương cũng như hỗ trợ về mặt tinh thần để các hộ nghèo có thêm động lực phát triển kinh tế.
Theo thống kê đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của A Lưới là 24,3% và dự kiến đến cuối năm 2024 giảm còn khoảng 14,34%. Hành trình giảm nghèo ở A Lưới có sự chung tay của nhiều ngành, nhiều đơn vị, trong đó không thể thiếu vai trò của các già làng và người có uy tín trên địa bàn.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接