【soi kèo haka】Vai trò người dân về quyền giám sát quản lý đất đai còn hạn chế
Hội thảo quản lý và sử dụng đất đai tại Việt Nam,òngườidânvềquyềngiámsátquảnlýđấtđaicònhạnchếsoi kèo haka do Viện Chính sách và Phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard - Bộ NN&PTNT) tổ chức ngày 12/4, tại Hà Nội. Tại hội thảo, ông Trương Quốc Cần, Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển kinh tế - xã hội Nông thông và miền núi cho biết, từ tháng 7/2016 đến tháng 3/2018, viện này đã thực hiện Dự án Công dân giám sát trong quản trị đất đai do Chương trình quản trị đất đai vùng Mê Kông hỗ trợ. Dự án thực hiện trên địa bàn 4 xã/phường thuộc 3 tỉnh gồm xã Yên Bồng (huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình); xã Sơn Thọ (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) và các phường Hưng Phú, Hưng Thịnh, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ.
Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù theo quy định của Luật Đất đai 2013, công dân có quyền thực hiện giám sát quản lý và sử dụng đất đai thông qua 2 cơ chế là “tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiện quyền giám sát và phản ánh các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai (Điều 199 Luật Đất đai năm 2013)", tuy nhiên trên thực tế việc giám sát theo cả hai hình thức này còn nhiều hạn chế.
Cụ thể, hiện tại đã có một hành lang pháp lý cơ bản tương đối đầy đủ cho nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều bên liên quan, sự tham gia của mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội vào công tác giám sát quản lý đất đai chưa thường xuyên và chưa được thực thi hiệu quả. Đặc biệt, ở cấp xã, phường vai trò giám sát của mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị khá mờ nhạt, thậm chí thời điểm đầu năm 2017 có 2/4 xã phường chưa hề có bất cứ kế hoạch nào liên quan đến giám sát đất đai.
Về hoạt động giám sát đất đai trực tiếp của công dân, kết quả khảo sát của dự án cũng cho thấy, công dân còn chưa thực sự ý thức được rõ quyền giám sát của mình với đất đai. Trong số 180 người được tham vấn ở 3 địa bàn khảo sát, có từ 83% đến 93% người trả lời cho rằng, người dân nên được quyền giám sát và phản ánh các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. Tuy nhiên, hiểu biết của họ về quyền giám sát đối với quản lý và sử dụng đất đai còn khá hạn chế.
Ví dụ, tại Hà Tĩnh, chỉ có 25% số người tham gia khảo sát cho biết có biết đến Luật Đất đai; tỷ lệ này ở Hòa Bình là 15%. Mặc dù biết là có Luật Đất đai, nhưng không nhiều người dân nắm được nội dung chi tiết của văn bản quan trọng này. Nguyên nhân do việc tiếp cận thông tin liên quan đến đất đai còn hạn chế.
Kết quả khảo sát còn cho thấy hơn 50% số người được hỏi cho biết họ không tiếp cận được các thông tin liên quan đến đất đai. Đặc biệt, với các nội dung về thống kê, kiểm kê, thuê đất, giá đất, bồi thường tái định cư, luôn có từ 60 đến 78% số người được hỏi trả lời họ không tiếp cận được thông tin này….
Đánh giá chung về các điều kiện để công dân có thể thực thi được quyền giám sát của mình, có đến 58,8% số người được hỏi trên địa bàn khảo sát cho rằng, với những điều kiện như hiện tại thì công dân không thể thực hiện quyền giám sát đối với quản lý và sử dụng đất đai. Một mặt do họ chưa chủ động và chưa biết mình sẽ phải làm gì. Mặt khác, mặc dù 4 xã/phường thực hiện khảo sát đều đang có những vướng mắc về đất đai nhưng số người có thể hiện quyền giám sát của mình cũng rất thấp và thực hiện dưới 3 hình thức: góp ý, kiến nghị hoặc phản ánh thông qua các cuộc họp, hoặc đến cơ quan chức năng và đoàn thể.
Các chuyên gia đánh giá, sự tham gia giám sát của công dân góp phần cải thiện rõ rệt những hạn chế trong việc thực thi các chính sách liên quan đến đất đai như phát hiện sai sót, giải quyết các trường hợp vướng mắc. Việc giám sát quản lý và sử dụng đất đai mới được Luật Đất đai quy định, để việc giám sát của công dân được thực chất và hiệu quả cần tạo thói quen giám sát và phản biện về chính sách của công dân.
Vì vậy, thời gian tới cần nâng cao nhận thức và vai trò của chính quyền các cấp và các cơ quan liên quan trong việc tạo điều kiện cho công dân giám sát đất đai. Đồng thời, cần nâng cao năng lực và yêu cầu trách nhiệm giải trình của cán bộ cơ quan quản lý đất đai ở cơ sở….
Tại hội thảo, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết thêm, trong 2 năm 2016 - 2017, Bộ này đã lập đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai của người dân và doanh nghiệp; ngoài ra, còn thường xuyên theo dõi tổng hợp thông tin phản ánh vi phạm pháp luật đất đai qua báo chí để xử lý theo quy định. Kết quả, đã tiếp nhận 3.045 trường hợp phản ánh, trong đó, phản ánh qua đường dây nóng 2.824 trường hợp, phản ánh qua báo chí 221 trường hợp; đã xem xét, xác định được 961 trường hợp phản ánh rõ nội dung vi phạm pháp luật đất đai, có địa chỉ cụ thể để xử lý và đã ban hành 961 văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương kiểm tra giải quyết theo thẩm quyền. Ngoài ra, còn có 199 trường hợp ban hành văn bản hướng dẫn người phản ánh theo quy định của pháp luật. Các trường hợp còn lại đa số là trùng lặp nội dung hoặc chỉ hỏi đáp, đề nghị giải quyết tranh chấp (không thuộc trường hợp phản ánh sai phạm) đều đã được hướng dẫn trực tiếp người phản ánh (qua điện thoại hoặc thư điện tử).../. |
Phúc Nguyên
相关文章
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
(Ảnh: Yahoo News)Theo mạng tin Euro News, châu Âu đang phải đối mặt với dịch cúm mùa Đông, khi trong2025-01-27Bơm nước tăng trọng cho heo: Cơ quan chức năng nói gì?
Trả lời PVThanh Niênhôm qua, một cán bộ Chi cục QLTT tỉnh (đề nghị không n&2025-01-27Cách tẩy sạch bồn cầu bị ố vàng nhanh chóng
Các thiết bị vệ sinh trong nhà tắm hiện nay, bao gồm cả bồn cầu, chủ yếu đều là2025-01-27Quần áo mùa đông 2014: Những mẫu áo khoác mới nhất cho bé trai
Một mùa đông nữa lại đến, việc giữ ấm cho bé yêu là điều các2025-01-27TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
Tại cuộc họp báo chiều 31/8, ông Trần Duy Việt, Phó phòng Quản lý2025-01-27Phân biệt Tomatox thật giả chính xác và đơn giản
Mặt nạ dưỡng trắng cà chua Tomatox Magic Massage là một trong những sản phẩm là2025-01-27
最新评论