Trả lời PV Thanh Niên hôm qua,ơmnướctăngtrọngchoheoCơquanchứcnăngnóigìdự đoán xổ số bình thuận wap một cán bộ Chi cục QLTT tỉnh (đề nghị không nêu tên) nói: “Người ta bơm nước chủ yếu là để tăng trọng heo vì bình thường thì heo cũng phải uống nước nên rất khó phát hiện. Chúng tôi đi trinh sát 2 - 3 giờ sáng, chó sủa cả đêm mà cũng không bắt được quả tang. Từ đầu năm đến nay đơn vị mới chỉ phát hiện, xử lý được 2 vụ, mỗi vụ 3 con heo bị bơm nước, và xử phạt hành chính 11 triệu đồng”.
“Có tin báo chúng tôi mới phối hợp xử lý”
Cùng ngày, ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai, cho hay sau khi tiếp nhận thông tin trên Báo Thanh Niên, ngay buổi chiều Sở đã chỉ đạo chi cục thú y, các phòng chức năng của Sở kiểm tra xử lý. Cũng theo ông Đạo, toàn tỉnh hiện có 135 cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm được cấp phép, 120 cơ sở, điểm giết mổ hoạt động tạm thời, chờ di dời vào cơ sở tập trung. Trong đó giết mổ thủ công chiếm tới 88,89%.
Khi được hỏi về chức năng quản lý, kiểm soát giết mổ của lực lượng thú y, ông Đạo thừa nhận quá trình bơm nước vào heo vẫn thuộc quy trình quản lý của ngành. “Sở sẽ kiểm tra xem cụ thể cơ sở giết mổ nào, cán bộ thú y nào phụ trách địa bàn để xảy ra tình trạng như báo chí nêu, nếu có sẽ xử lý nghiêm, không dung dưỡng, bao che. Trường hợp vi phạm chúng tôi sẽ kiến nghị UBND tỉnh rút giấy phép kinh doanh cơ sở giết mổ. Còn nếu đây chỉ là điểm tập kết trung gian thì cần sự phối hợp liên ngành, trong đó có trách nhiệm của chính quyền địa phương”, ông Đạo nói.
Theo ông Nguyễn Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai, Chi cục đã đề xuất Sở NN-PTNT kiến nghị UBND tỉnh cấp kinh phí 2,3 tỉ đồng để hỗ trợ huyện tăng cường kiểm tra, kiểm soát các lò mổ heo lậu, heo bơm nước trong 2 tháng cuối năm 2014. “Chi cục thường xuyên phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường, QLTT và chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, phát hiện xử lý nhiều vụ nhưng vì lợi nhuận lớn nên thương lái vẫn lén lút làm… Tuy nhiên, trong vụ việc này thì vai trò của địa phương rất quan trọng, khi có tin báo từ dưới lên chúng tôi mới phối hợp xử lý, chứ nếu địa phương không báo chúng tôi không thể nào biết hết được”, ông Quang nói.
Trong khi đó, ông Mai Tấn Tài, Chủ tịch xã Phước Tân (TP.Biên Hòa), cho hay trước những thông tin mà Báo Thanh Niên phản ánh, địa phương sẽ cho kiểm tra, xác minh vụ việc để phối hợp xử lý. “Lâu nay chúng tôi vẫn thường xuyên kiểm tra, theo dõi địa bàn và cũng đã xử lý nhiều vụ việc tương tự. Gần đây nhất là vào tháng 9.2014, xã phối hợp với Đội QLTT triệt phá vụ chuẩn bị bơm nước một đàn heo 120 con có 3 con đã bị bơm, xử phạt 5,5 triệu đồng”, ông Tài cho biết.
Kiểm tra, xử lý nghiêm
Trả lời PV hôm qua, ông Trần Minh Phúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, nói ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh trên Báo Thanh Niên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan như Sở NN-PTNT, Chi cục Thú y, Chi cục QLTT phối hợp kiểm tra, nếu phát hiện các cơ sở giết mổ có sai phạm sẽ tiến hành xử lý nghiêm. “Người dân vì lợi ích trước mắt mà bơm nước tăng trọng vào đàn heo là không hay, ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi, kinh doanh giết mổ làm ăn chân chính, ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Quan điểm của tỉnh là không bưng bít thông tin nhưng cũng không vì một vài trường hợp cá biệt mà làm ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi của tỉnh”, ông Phúc khẳng định.
Theo Thanhnien