【kèo nhà cái vòng loại world cup】Doanh nghiệp ưu tiên: Ưu đãi lớn, trách nhiệm cao
Gia hạn doanh nghiệp ưu tiên đối với Công ty Hải Vương Vì sao Công ty POSCO VST bị đình chỉ áp dụng doanh nghiệp ưu tiên?ệpưutiênƯuđãilớntráchnhiệkèo nhà cái vòng loại world cup Samsung Display Việt Nam được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên Canon Việt Nam được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên FUJIFILM Manufacturing Hải Phòng được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên Công ty TNHH Saigon Precision bị đình chỉ áp dụng doanh nghiệp ưu tiên |
Sản xuất tại Tổng công ty May 10, doanh nghiệp có 8 năm được công nhận doanh nghiệp ưu tiên. Ảnh: t.Bình. |
Doanh nghiệp tiêu biểu trong hoạt động xuất nhập khẩu
Được triển khai từ năm 2011, đến nay, cả nước có 72 doanh nghiệp đang được áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan, trong đó có 25 doanh nghiệp Việt Nam.
Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Sỹ Hoàng cho biết: năm 2022, các doanh nghiệp ưu tiên chỉ tỉ lệ nhỏ trong số khoảng 85.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhưng chiếm khoảng 36% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, với kim ngạch khoảng 266 tỷ USD. Các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ưu tiên khá đa dạng, từ công nghiệp, gia công, chế biến, chế tạo đến nông nghiệp…
Dữ liệu trên cho thấy, doanh nghiệp ưu tiên là những doanh nghiệp tiêu biểu trong hoạt động xuất nhập khẩu, có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu lớn.
Tuy vậy, để được công nhận doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện và trải qua quá trình thẩm định, đánh giá chặt chẽ.
Theo quy định tại Thông tư 72/2015/TT-BTC năm 2015 của Bộ Tài chính, một trong những điều kiện để được công nhận doanh nghiệp ưu tiên liên quan đến kim ngạch xuất nhập khẩu.
Cụ thể, các điều kiện liên quan đến kim ngạch gồm: doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100 triệu USD/năm trở lên; doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam từ 40 triệu USD/năm trở lên; doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam từ 30 triệu USD/năm trở lên.
Đối với đại lý thủ tục hải quan, số tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan đứng tên đại lý trong năm đạt từ 20.000 tờ khai/năm trở lên.
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và tờ khai nêu trên là số liệu bình quân của 2 năm liên tục, gần nhất tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét (kim ngạch, tờ khai nêu trên không bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác).
Ngoài ra, cơ quan Hải quan không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao.
Ngoài điều kiện kim ngạch, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện khác: tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế; thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hệ thống kiểm soát nội bộ; chấp hành tốt pháp luật về kế toán, kiểm toán.
Cần gương mẫu trong tuân thủ pháp luật
Khi đạt các điều kiện và được Tổng cục Hải quan công nhận doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều ưu đãi.
Thông tư 72 quy định rõ nguyên tắc áp dụng chế độ ưu tiên gồm: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên hoặc dự án ưu tiên hoặc do đại lý ưu tiên đứng tên trên tờ khai được áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại Thông tư này đối với tất cả các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, ở tất cả các đơn vị hải quan trong toàn quốc.
Ngoài các ưu tiên được quy định tại Thông tư 72, doanh nghiệp ưu tiên còn được hưởng các ưu tiên khác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật có liên quan.
Các ưu tiên cụ thể mà doanh nghiệp được hưởng như: miễn kiểm tra chứng từ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; thông quan bằng tờ khai chưa hoàn chỉnh; ưu tiên thứ tự làm thủ tục hải quan; kiểm tra chuyên ngành; thủ tục thuế; thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ; kiểm tra sau thông quan.
Những ưu đãi nêu trên góp phần quan trọng vào thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc thông quan hàng hóa nhanh chóng; tạo được uy tín với khách hàng; giảm chi phí…
Để duy trì là doanh nghiệp ưu tiên và được hưởng những ưu đãi lớn kể trên, doanh nghiệp cũng phải luôn tuân thủ tốt pháp luật. Tuy nhiên, sau khi được công nhận vẫn có một số ít doanh nghiệp không tuân thủ tốt các điều kiện mà doanh nghiệp ưu tiên phải thực hiện. Thông qua các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan Hải quan đã phát hiện và ra quyết định đình chỉ chế độ doanh nghiệp ưu tiên.
Trong 12 năm qua, một số trường hợp đã bị Tổng cục Hải quan đình chỉ áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên như: Công ty TNHH POSCO VST, Công ty TNHH Saigon Precision, Công ty TNHH Pouchen Việt Nam, Công ty chế biến XNK thủy sản Âu Vững I, Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil)…
Nguyên nhân các doanh nghiệp bị đình chỉ do không tuân thủ tốt pháp luật hoặc không còn đáp ứng điều kiện tham gia chương trình...
Việc bị đình chỉ chế độ doanh nghiệp ưu tiên sẽ khiến các doanh nghiệp mất đi nhiều ưu đãi lớn từ cơ quan Hải quan như đề cập ở trên, đồng thời ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với đối tác, đặc biệt trong bối cảnh Hải quan Việt Nam đã ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với Hải quan các nước ASEAN và đa tiếp tục đàm phát để ký kết thỏa thuận với một số đối tác thương mại lớn khác.
Vì vậy, cơ quan Hải quan khuyến cáo, khi đã được công nhận doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp cũng phải luôn có ý thức tuân thủ tốt pháp luật, đặc biệt là thực hiện tốt trách nhiệm của doanh nghiệp ưu tiên được quy định tại Điều 26, Thông tư 72/2015/TT-BTC (được bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 28/3/2019).
Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10: May 10 được công nhận doanh nghiệp ưu tiên từ năm 2015. Nhờ trở thành doanh nghiệp ưu tiên, uy tín thương hiệu của May 10 được nâng lên, không chỉ với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước mà cả với các khách hàng lớn ở châu Âu, Nhật Bản. Ngoài ra, với những ưu tiên về thủ tục, thời gian thông quan, thời gian lưu kho, chi phí đều giảm… từ đó, doanh nghiệp chủ động được kế hoạch sản xuất tốt hơn rất nhiều. Để duy trì được việc thường xuyên có mặt trong danh sách doanh nghiệp ưu tiên, May 10 luôn có ý thức phải đáp ứng các yêu cầu như chấp hành tốt các quy định pháp luật; liên tục đổi mới cải tiến hoạt động kinh doanh; áp dụng các biện pháp quản lý hiện đại, kiểm soát nội bộ… |
(责任编辑:World Cup)
- Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- Cú hích từ EVFTA
- Phó thủ tướng yêu cầu trình lại phương án giá điện mặt trời trước ngày 27/2
- MB sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ 2024
- Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- Đức cảnh báo thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thời đại tại Afghanistan
- Iran từ chối cho phép thanh sát viên IAEA tiếp cận cơ sở hạt nhân
- Gần 80.000 người nhiễm Covid
- Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục
- Chứng khoán VNDirect mua hơn 2,86 triệu cổ phiếu PTI, nâng sở hữu lên 20%
- Khẩn trương hỗ trợ người Việt sơ tán an toàn khỏi thành phố Mariupol
- Techcombank (TCB) hé lộ kế hoạch chi trả cổ tức tiền mặt ít nhất ở mức 20%/tổng lợi nhuận sau thuế
- Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ
- PM to visit Laos, co
- Quý I/2024, VPBank (VPB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 64% so với cùng kỳ
- Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tham gia Tổ công tác về phòng, chống dịch Corona
- Các đơn vị gìn giữ hòa bình đầu tiên của Nga đã tới Kazakhstan
- Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
- Thủ tướng gửi công điện về phòng, chống dịch bệnh virus corona