【cập nhật tỉ số】Tiềm năng du lịch bán lẻ ở ‘thành phố không ngủ’ của Việt Nam

Mô hình bán lẻ hút du khách trên thế giới

Những năm gần đây,ềmnăngdulịchbánlẻởthànhphốkhôngngủcủaViệcập nhật tỉ số hoạt động mua sắm, vui chơi giải trí kết hợp trải nghiệm nghỉ dưỡng trở thành những yếu tố quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch. Xu hướng này tạo lực đẩy cho sự phát triển của các quần thể với mô hình “one-stop travelling”, tạm dịch là điểm đến “tất cả trong một”, như Cao nguyên Genting tại Malaysia, đảo Jeju của Hàn Quốc hay Asiatique tại Thái Lan. Đây là những điểm đến thu hút hàng chục triệu du khách mỗi năm, đem đến lợi ích trị giá hàng tỉ đô cho thị trường bán lẻ. Từ đây, khái niệm “du lịch bán lẻ” cũng dần được hình thành.

Cụ thể, tại Malaysia, điểm đến mà mọi du khách phải “check-in” - cao nguyên Genting là một quần thể vui chơi giải trí, mua sắm và nghỉ dưỡng đặc sắc hàng đầu thế giới. Chỉ riêng năm 2019, “thành phố giải trí trên mây” đã thu hút 28 triệu lượt khách. Không chỉ nổi danh với hệ thống casino sôi động hay trải nghiệm “ngủ trên mây” tại khách sạn cao cấp, Genting còn níu chân du khách với 4 phân khu mua sắm theo chủ đề gồm: Premium Outlet, Sky Avenue - đại lộ mua sắm ttrên mây, Awana Skycentral - khu mua sắm giữa các điểm trung chuyển và First World Plaza - khu mua sắm các sản phẩm gia đình.

{ keywords}
Các phân khu mua sắm từ sang trọng đến giá cả bình dân phục vụ mọi đối tượng khách hàng tại Genting Malaysia (Ảnh: Eat and Travel with us)

Trong khi đó tại xứ sở chùa Vàng Thái Lan, chợ đêm Asiatique nằm bên sông Chao Phraya, Bangkok cũng là biểu tượng du lịch bán lẻ sầm uất hàng đầu. Với hơn 1.500 cửa hàng được chia thành các phân khu mua sắm độc đáo như đồ vintage, đồ thiết kế, sản phẩm công nghệ, sản phẩm địa phương…, du khách sẽ được “lạc” mê cung trải nghiệm văn hóa và sản phẩm địa phương.

Bên cạnh những khu mua sắm sầm uất, nơi đây còn có hai địa điểm giải trí nổi bật là Calypsp Cabaret với những show diễn ladyboy hấp dẫn nhất Bangkok, và rạp Joe Louis nơi du khách có thể thưởng thức những tiết mục múa rối Thái đặc sắc.

Ngoài ra, hơn 40 nhà hàng với nhiều phong vị ẩm thực Á - Âu cũng sẽ giúp du khách trải nghiệm các hoạt động đường phố náo nhiệt vào mỗi tối.

{ keywords}
Chợ đêm Asiatique là “biểu tượng” du lịch bán lẻ của Thái Lan (Ảnh: Bangkok Tourism Hub)

Du lịch bán lẻ được ví như “mỏ kim cương” cho nhiều ngành kinh tế tại điểm đến, đặc biệt là bán lẻ khi nhiều nghiên cứu cho biết, hoạt động mua sắm chiếm đến 70% chi phí của một chuyến du lịch. Đây trở thành lực đẩy để phát triển mô hình bán lẻ kết hợp du lịch.

Du lịch bán lẻ - “viên kim cương thô” tại Việt Nam

Trong khi các quốc gia trên thế giới đã và đang nỗ lực phát triển mô hình du lịch bán lẻ thì đây lại được ví như “viên kim cương thô” của ngành du lịch Việt.

TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, trên thực tế, du lịch bán lẻ và mô hình kinh tế ban đêm đã xuất hiện tại một số đô thị và các trung tâm du lịch lớn tại Việt Nam như phố Tạ Hiện (Hà Nội), phố Bùi Viện, chợ đêm Bến Thành (TP.HCM)... nhưng còn đơn lẻ, chưa được khai thác triệt để, tối ưu lợi thế.

{ keywords}
 Du lịch bán lẻ đã nhen nhóm tại Việt Nam nhưng chưa được quy hoạch chuyên nghiệp (Ảnh: Sở du lịch TP.HCM)

Trong khi đó, ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, một trong những xu hướng mới của du lịch 2021 là các dịch vụ, trải nghiệm mới, đặc biệt là các dịch vụ hướng tới “lợi ích về mặt sức khỏe, văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực… Những hoạt động mang tính chất phong trào sẽ bị loại bỏ”. Từ đó, các doanh nghiệp đầu tư cũng sẽ bắt đầu tìm đến các điểm đến mới và đa dạng hóa dịch vụ chuyên biệt.

Họ không đầu tư theo quy mô lớn mà nhỏ, có sự kết nối với nhau. Từ đó, các mô hình được vận hành và quản lý “chung một mối” sẽ là giải pháp phát triển của tương lai. Thay vì tự doanh nhỏ lẻ, các quần thể kinh doanh cần một đơn vị quản lý và vận hành chung nhằm đảm bảo các tiêu chí về sản phẩm: quy hoạch các ngành hàng tiện lợi nhất cho du khách và tối ưu tiềm năng sinh lời cho doanh nghiệp.

Các nhà đầu tư sẽ dần tìm đến các địa điểm sinh lời tỉ đô “one-stop travelling” như bài học trên thế giới, tạo môi trường “cộng sinh” để nâng tầm trải nghiệm khách hàng, níu chân du khách và khiến họ “chịu chi” nhiều hơn.

{ keywords}
 Siêu quần thể Phú Quốc United Center khai phá tiềm năng của mô hình du lịch bán lẻ tại Việt Nam

Tiềm năng phát triển của mô hình du lịch bán lẻ tại Việt Nam đã xuất hiện trong thời gian gần đây mà nổi bật nhất với quy mô quốc tế là “thành phố không ngủ Grand World” thuộc siêu quần thể Phú Quốc United Center sẽ khai trương vào 21/4/2021. Hàng trăm hạng mục giải trí độc đáo, hàng nghìn lễ hội đẳng cấp suốt 365 ngày đêm tại đây sẽ tạo nên một quần thể kinh doanh 24/7 hấp dẫn bậc nhất và duy nhất thị trường hiện nay, không chỉ tại Việt Nam mà còn ở tầm khu vực. Vì thế, Phú Quốc United Center nói chung và Grand World nói riêng đã trở thành điểm đến mua sắm hấp dẫn, thu hút hơn 400 thương hiệu bán lẻ trong nước và quốc tế đầu tư. 

Việc thúc đẩy nền kinh tế đêm với mũi nhọn là du lịch kết hợp mua sắm, ẩm thực, giải trí đã mang lại 102 tỷ USD cho Australia mỗi năm. Tại các nước châu Á, du lịch kết hợp với nhiều điểm nhấn hấp dẫn cũng giúp Singapore kiếm được 18,4 tỷ USD, Thái Lan là 52,5 tỷ USD từ khách quốc tế. Việt Nam cũng đang bắt đầu chú trọng đầu tư, khai thác mô hình này nhằm tăng hiệu quả sinh lời cho các sản phẩm du lịch và bán lẻ, hứa hẹn trở thành xu hướng du lịch trọng điểm trong tương lai mà Phú Quốc với sự hiện diện của Phú Quốc United Center sẽ là điểm nhấn thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của loại hình du lịch này.

Minh Tuấn

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
下一篇:Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu