【tile bongda】Kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán: Khó tăng trưởng đột phá trong cả năm
Trước áp lực cạnh tranh ngày càng cao, cộng với dự báo về tình hình chung thị trường, nhiều khả năng lợi nhuận của các công ty chứng khoán quý IV và cả năm nay sẽ không nhiều khởi sắc mang tính đột phá.
Kinh doanh nguồn vốn là mảng duy nhất tăng trưởng dương
Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), tính tới cuối quý III/2019, tổng tài sản của các công ty chứng khoán là 146.075 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2018. Tổng vốn điều lệ của các công ty đạt 61.847 tỷ đồng, tăng 10,1 % so với năm 2018. Tổng vốn chủ sở hữu đạt 77.738 tỷ đồng, tăng 10,7 % so với năm 2018.
Theo số liệu từ Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trong quý III/2019, tổng thu nhập hoạt động và chi phí hoạt động của 73 công ty chứng khoán (CTCK) lần lượt ở mức 6.042 tỷ đồng (tăng 14,6% so với cùng kỳ) và 3.335 tỷ đồng (tăng 52,8% so với cùng kỳ). Trong đó, kinh doanh nguồn vốn và tự doanh - hai mảng có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu thu nhập, ghi nhận mức tăng trưởng thu nhập lần lượt là 35% và 29% so với cùng kỳ. Dù vậy, tốc độ tăng chi phí từ hai mảng này còn cao hơn, lần lượt là 59% và 140%. Chi phí mảng kinh doanh nguồn vốn tăng mạnh có thể tới từ việc các công ty chứng khoán tăng vay mượn để phục vụ hoạt động ký quỹ. Trong khi đó, chi phí tự doanh tăng mạnh chủ yếu do lỗ tài sản tài chính. Riêng phần lỗ tài sản tài chính, nếu loại bỏ VPBS thì lỗ tài sản tài chính của 72 công ty chứng khoán còn lại chỉ tăng 93,1% so với cùng kỳ.
Cũng theo VDSC, về mặt cơ cấu lợi nhuận, mảng kinh doanh nguồn vốn đóng góp nhiều nhất với hơn 1.163 tỷ đồng, chiếm 43,0% tổng lợi nhuận hoạt động. Kinh doanh nguồn vốn cũng là mảng duy nhất ghi nhận lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, mảng môi giới và dịch vụ là mảng đóng góp ít nhất với 386,4 tỷ đồng, chiếm 14,3% tổng lợi nhuận hoạt động.
Doanh thu từ hoạt động tài chính quý III/2019 đạt 34 tỷ đồng, giảm 76% so với cùng kỳ. Tuy nhiên do chi phí tài chính giảm hơn 81%, nên thu nhập từ hoạt động tài chính chỉ giảm 47% so với cùng kỳ. Tổng thu nhập ròng (bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thu nhập tài chính), theo đó giảm 13% so với cùng kỳ.
Báo cáo của VDSC cho biết thêm, trái với sự sụt giảm về thu nhập, chi phí quản lý vẫn có xu hướng nhích nhẹ so với quý III/2018, ước đạt 653 tỷ đồng (+1,6% so với cùng kỳ). Tỷ lệ chi phí quản lý trên tổng thu nhập ròng theo đó tăng 3 điểm phần trăm lên 24%.
Áp lực cạnh tranh lớn và khó đột biến cuối năm
Nhận định về triển vọng kết quả kinh doanh quý IV/2019, các chuyên gia của VDSC cho rằng, thu nhập hoạt động chính của các CTCK vẫn sẽ tới từ hoạt động kinh doanh nguồn vốn, khi mà dư nợ ký quỹ toàn thị trường cuối quý III/2019 đang cao hơn 34% so với trung bình dư nợ quý IV/2018.
“Dù vậy, với sự tham gia của các CTCK có vốn ngoại, áp lực cạnh tranh gia tăng thị phần thông qua lãi suất ký quỹ, lợi suất cho vay bình quân có thể giảm so với cùng kỳ” – VDSC cho hay.
Thời gian qua, trên thị trường chứng khoán sự gia nhập của dòng tiền nước ngoài tham gia vào các CTCK rất mạnh mẽ. Điều đó khẳng định về việc có nhiều CTCK tăng vốn mạnh với sự góp mặt của dòng tiền ngoại, thông tin từ UBCKNN cho biết thêm, có thể chia làm 2 nhóm: nhóm CTCK do nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu trên 51% vốn điều lệ thực hiện tăng vốn điều lệ; nhóm CTCK chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài để tăng cường năng lực tài chính và quản trị. Dòng vốn ngoại này đến từ hai quốc gia là Hàn Quốc và Trung Quốc.
“Tình hình trên cho thấy môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, theo thông tin biết được, do lãi suất tại Hàn Quốc tương đối thấp so với lãi suất hiện nay tại Việt Nam, tạo sự dịch chuyển dòng vốn từ Hàn Quốc vào Việt Nam dưới các hình thức. Tình hình trên cũng đặt ra thách thức cho các CTCK trong nước trong việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển” – đại diện UBCKNN cho biết thêm.
Bên cạnh việc áp lực cạnh tranh sẽ lớn hơn, chuyên gia của VDSC còn nhận định: “Chúng tôi không kỳ vọng sự khởi sắc đáng kể từ mảng kinh doanh môi giới và tư vấn đầu tư so với cùng kỳ. Bởi lẽ, giá trị giao dịch trung bình hằng ngày tính đến 30/10/2019 vẫn đang thấp hơn gần 24% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi đó, không có các thỏa thuận niêm yết hoặc phát hành lớn diễn ra trong quý IV/2019”.
Duy Thái
(责任编辑:Cúp C2)
- Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- Trung Quốc “mở đường” để ông Tập Cận Bình nắm quyền lâu dài?
- Thái Lan: Biểu tình lớn ở Bangkok, đòi chính phủ tiến hành bầu cử
- Huyện Yên Minh (Hà Giang) khai mạc chợ đêm dịp Lễ hội hoa Tam giác mạch
- (INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- Quán phở Hà Nội thừa nhận mắc sai lầm khi nhắn tin mắng khách 'té tát'
- Vina Phú Quốc vào Top10 công ty Du lịch uy tín năm 2023
- APEC 2017: Ra mắt Nhóm Nghị sỹ ủng hộ APEC tại Hạ viện Hoa Kỳ
- SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- Sa pa, Cần Thơ được xướng tên 'điểm đến mùa thu hấp dẫn nhất thế giới'
- Hành khách sửng sốt phát hiện máy bay hạ cánh nhầm sân bay, cách điểm đến 300km
- Lực đẩy cho vai trò lãnh đạo thương mại khu vực của Nhật Bản
- Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- Hàn Quốc lên tiếng về việc ông Kim Jong
- "An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- Hành khách hoảng loạn khi động cơ vỡ tung, máy bay rung bần bật giữa trời
- Hồ nước tự nhiên vuông vức đến mức ai cũng tưởng do con người đào
- Lãnh đạo thế giới chúc mừng ông Putin tái đắc cử tổng thống Nga
- ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
- Đại sứ Mỹ kêu gọi tước quyền của Triều Tiên tại Liên hợp quốc