Chia sẻ tại chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn),ầmtrongtiếtkiệmkhiếntiềnchẳngthấyđâumàchỉvơiđca kia .tv TS Hoàng Thị Bảo Thoa - Giảng viên Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho rằng mỗi người cần tiết kiệm cho các mục đích khác nhau.
Dự trữ tiền có thể dành cho quỹ dự phòng trước những trường hợp bất ngờ, khẩn cấp, để có sự an tâm và chủ động trong cuộc sống hay cao hơn là sự tự do về tài chính.
Chuyên gia tài chính cá nhân khuyên mỗi người nên tiết kiệm càng sớm càng tốt. Với các bạn trẻ, ngay khi mới đi làm, thậm chí khi còn là sinh viên thì cũng nên bắt đầu thực hành tiết kiệm.
Tiết kiệm chứ không phải hà tiện
Hiểu lầm đầu tiên là mua những đồ rẻ tiền chứ không phải mua theo giá trị sử dụng. Mua rẻ, đồ nhanh hỏng hoặc không dùng được dẫn đến phải mua lại nhiều lần. Mua đồ ăn rẻ tiền, kém chất lượng còn có thể gây bệnh khiến phải chữa trị tốn thêm tiền.
Thứ hai là cắt giảm tất cả các khoản chi tiêu. "Bên cạnh việc trở nên giàu có chúng ta còn phải để ý đến chỉ số hạnh phúc. Việc cắt giảm hết các khoản chi tiêu, bao gồm cả chi tiêu cho du lịch, giải trí sẽ làm giảm chỉ số hạnh phúc", chuyên gia tài chính cá nhân chia sẻ.
Thứ ba là bỏ đi hết cả chi phí học tập nâng cao trình độ, phát triển bản thân và tạo dựng các mối quan hệ. Việc này có thể hạn chế năng lực tăng thu nhập của mỗi người.
Hiểu lầm thứ tư là chỉ dự trữ tiền mặt. TS Hoàng Thị Bảo Thoa khuyên sau khi có tiền, mỗi người cần chia ra thành nhiều quỹ gồm quỹ dự phòng, bảo hiểm, gửi ngân hàng, đầu tư (nếu có thể)...
Chuyên gia nhấn mạnh: "Giữ tiền mặt ngoài việc không sinh lời, các bạn còn có thể gặp rủi ro tiền mất giá do lạm phát hoặc các rủi ro mất mát khác."
Phương pháp tiết kiệm đơn giản và hiệu quả
Theo bà Thoa, hiện nay với sự phát triển của Internet Banking, các ngân hàng ở Việt Nam đều có dịch vụ gửi tiết kiệm online linh hoạt, cho phép các bạn gửi thêm tiền, bất kể khoản tiền đó nhỏ hay lớn. Tận dụng ưu điểm trên, ngay khi nhận lương hay thu nhập đột xuất, các bạn có thể thực hiện chuyển luôn vào tài khoản tiết kiệm này.
Có thể nhiều người sẽ nghĩ là tiết kiệm như vậy bao giờ mới giàu được? Chuyên gia giải thích rằng chìa khoá nằm ở sự kỳ diệu của lãi suất kép.
"Ví dụ, nếu đều đặn mỗi tháng gửi tiết kiệm 4 triệu đồng với lãi suất 6%/năm thì sau 20 năm, các bạn đã có khoảng 1,8 tỉ đồng rồi! Không tồi phải không?", bà Thoa nói thêm.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, đừng ngần ngại gửi câu hỏi tới các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh bằng cách bình luận ngay dưới bài viết!
Chương trình Tài chính thông minh được đăng tải trên laodong.vn vào 19h tối thứ Năm hàng tuần với sự tham gia của các chuyên gia đến từ nhiều trường đại học, tổ chức tài chính uy tín… cùng chia sẻ những kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và đầu tư tới độc giả/khán giả!
(Theo Lao Động)