欢迎来到Empire777

Empire777

【nhận định jeonbuk】Doanh nghiệp Việt: Hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững

时间:2025-01-26 01:15:50 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)

Hàng ngàn doanh nghiệp Việt tiếp cận sản xuất sạch hơn

Trong những năm qua,ệpViệtHướngtớisảnxuấtvàtiêudùngbềnvữnhận định jeonbuk Bộ Công Thương đã ban hành nhiều chương trình hành động liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững như Chương trình mục tiêu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030, Chiến lược sản xuất sạch hơn giai đoạn 2009 - 2020 và Kế hoạch hành động sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2006 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2030. Với sự phối hợp chặt chẽ của nhiều Bộ, ngành và đơn vị liên quan, những chương trình này đã và đang được triển khai và đem lại những hiệu quả đáng ghi nhận.

doanh nghiep viet huong toi san xuat va tieu dung ben vung

Tại Hội thảo “Doanh nghiệp Việt Nam hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững” tổ chức sáng ngày 17/12, tại Hà Nội, ông Lê Xuân Đỉnh - Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo - cho rằng, sau 10 năm triển khai tích cực, các dự án thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp công nghiệp, thông qua các chương trình của Chính phủ và với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, hàng ngàn doanh nghiệp Việt Nam đã được tiếp cận với những dự án sản xuất sạch hơn và sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả.

Dẫn chứng cụ thể, ông Lê Xuân Thịnh - Giám đốc Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam - cho biết, trong ngành sản xuất giấy và bột giấy, Công ty Cổ phần Giấy xuất khẩu Thái Nguyên đã xây dựng 2 bể lắng thu hồi bột giấy và tuần hoàn nước xeo, nhằm giải quyết xơ sợi lẫn trong nước thải từ khâu ngâm ủ. Lợi ích kinh tế mang lại, tiết kiệm 315 triệu đồng/năm, thu hồi vốn sau 14 tháng. Trong khi đó, lợi ích môi trường mang lại khá hiệu quả, với lượng thu hồi 44% bột giấy thô, giảm tiêu thụ 30%.

Hay trong ngành sản xuất đường, Công ty Cổ phần mía đường Sông Con (Nghệ An) đã lắp đặt hệ thống phá cặn lò hơi bằng hóa chất hoạt động liên tục để tăng hiệu suất trao đổi nhiệt, thu hồi nước ngưng tái sử dụng cho nồi hơi… nhằm giải quyết tổn thất nhiệt tại nồi hơi lớn. Với những giải pháp này, công ty đã tiết kiệm được 360 triệu đồng mỗi năm và góp phần giảm phát thải CO2.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn sử dụng máy móc, dây chuyền sản xuất với công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái” – ông Lê Xuân Đỉnh cho hay.

Ngoài ra, Việt Nam có tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa cao, chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp cả nước, nên hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp này chính là vấn đề vốn và công nghệ. Trong khi đó, để phát triển bền vững, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, doanh nghiệp thường phải đối mặt với những khoản đầu tư lớn liên quan tới đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất hoặc thay thế nguyên liệu đầu vào…

Đối với tiêu dùng, nhất là tiêu dùng cuối cùng của người dân ở Việt Nam đang tồn tại nhiều vấn đề thiếu bền vững. Đơn cử như rác thải nhựa, các loại chất thải đổ ra biển, ra sông và môi trường của Việt Nam hầu như chưa được kiểm soát tốt. Ý thức của người tiêu dùng chưa thực sự hướng tới xanh, sạch, bền vững.

Nâng cao nhận thức về lợi ích của sản xuất và tiêu dùng bền vững

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, cần nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về lợi ích của sản xuất và tiêu dùng bền vững, đồng thời tăng cường vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, qua đó góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Vì vậy, theo ông Đặng Hải Dũng - Chánh văn phòng Sản xuất sạch hơn và phát triển bền vững (Bộ Công Thương) - Chương trình hành động quốc gia về sản xuất, tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cần tạo hành lang pháp lý khuyến khích sự tham gia của các cá nhân tổ chức, doanh nghiệp trong việc đầu tư, thực hiện các nội dung về sản xuất, tiêu dùng bền vững.

Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của cộng đồng, năng lực của doanh nghiệp về sản xuất và tiêu dùng bền vững; phát triển chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu và khả năng tiếp cận thị trường, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; mua sắm công xanh; đặc biệt, xây dựng kế hoạch giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải.

Theo đó, đến năm 2025, hoàn thiện và đẩy mạnh triển khai các chính sách pháp luật; trong đó hoàn thiện 10 tài liệu, sổ tay hướng dẫn; hoàn thiện, đẩy mạnh quy định, tiêu chuẩn trong mua sắm công, dán nhãn, sản phẩm tái chế…

Thúc đẩy các mô hình về sản xuất tiêu dùng bền vững cho cơ sở, doanh nghiệp tổ chức liên quan; trong đó, xây dựng được 20 mô hình và 30% các doanh nghiệp áp dụng sản xuất bền vững; 70% các cơ sở phân phối là siêu thị, trung tâm thương mại tại các tỉnh/thành phố phân phối sản phẩm thân thiện với môi trường; nâng cao năng lực, phát triển khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế về sản xuất tiêu dùng bền vững; hình thành và phát triển mạng lưới tổ chức quản lý và triển khai chương trình” - ông Dũng nhấn mạnh.

Về phía doanh nghiệp, để hướng tới sản xuất tiêu dùng bền vững, ông Nguyễn Hồ Nguyên kiến nghị, các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến, vận chuyển phân phối và bán lẻ nên cùng nhau hợp tác hình thành liên kết chuỗi tạo thành vùng trồng bền vững và có trách nhiệm, sản xuất và cung cấp thực phẩm sạch tới người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Nhà nước, các cấp chính quyền và các doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo môi trường tốt và an toàn cho nuôi trồng.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: