【wap.bongdaso.12】Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức cho DN
Cơ hội và thách thức
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm 2015,ộngđồngkinhtếASEANCơhộivàtháchthứwap.bongdaso.12 đang được coi là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện các nền kinh tế Đông Nam Á. AEC sẽ hòa trộn nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của một khu vực có dân số 600 triệu người và GDP hàng năm khoảng 2.000 tỉ USD.
Theo nhận định của ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, AEC ra đời mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp (DN) các nước ASEAN nói riêng và DN Việt Nam nói chung thông qua việc mở ra một thị trường rộng lớn, bình đẳng cho các DN. Các DN sẽ có cơ hội mở rộng trao đổi thương mại, thu hút đầu tư dựa trên lợi thế của một không gian thị trường mở. Các rào cản thuế quan, phi thuế quan được tháo gỡ sẽ giúp các DN đẩy mạnh xuất khẩu (XK), cắt giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, các DN còn có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn với các đối tác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand thông qua các hiệp định thương mại tự do riêng rẽ giữa ASEAN với các đối tác kinh tế lớn cũng như nỗ lực xây dựng Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), từ đó DN Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực.
Điển hình từ sau 31-12-2015, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu (NK) trong nội khối ASEAN sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan 0% thông qua các FTA+1 giữa ASEAN với các đối tác. Các mặt hàng XK của Việt Nam cũng được hưởng ưu đãi thuế quan 0% khi XK sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Môi trường đầu tư thuận lợi sẽ đẩy mạnh dòng FDI từ các đối tác vào ASEAN trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi lớn các DN cũng sẽ phải đối mặt với thách thức không nhỏ khi AEC có hiệu lực. Trong đó đáng chú ý là sức ép từ hàng hóa NK, cạnh tranh về dịch vụ đầu tư của các nước ASEAN dẫn đến một số ngành, một số sản phẩm phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trường.
Cùng quan điểm như trên ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cũng cho rằng, khi AEC được thành lập, các DN Việt Nam sẽ có thị trường rộng hơn, cả trong khu vực và các thị trường và ASEAN đã có FTA. Tuy nhiên các DN cũng sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh từ hàng hóa NK, sản phẩm dịch vụ, đầu tư của các DN lớn trong các nước ASEAN khác.
Ngoài ra, các cam kết ngày càng cao về thực hiện lộ trình AEC, đặc biệt trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và những yêu cầu ngày càng cao đối với hàng XK sẽ là thách thức không nhỏ với các DN, đặc biệt trong bối cảnh các biện pháp về phòng vệ thương mại đang có xu hướng gia tăng.
Theo ông Trần Thanh Hải, các hàng rào thương mại sau FTA và các biện pháp tự vệ hàng rào lớn nhất đối với các DN sau khi gia nhập các FTA. Trong đó, quy tắc xuất xứ có vai trò đặc biệt quan trọng, trong một số trường hợp quy tắc xuất xứ trở thành một biện pháp kĩ thuật thay cho thuế quan. Do vậy, tận dụng ưu đãi trong FTA chính là biết đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ trong FTA đối với các dòng hàng cụ thể.
DN giới thiệu hàng XK tại Hội nghị xúc tiến thương mại lần IV-2014. Ảnh: Nguyễn Huế. |
Chủ động nắm bắt cơ hội
Từ các cơ hội và thách thức nêu trên, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ trong việc điều chỉnh cơ chế, chính sách để phù hợp với tiến trình hội nhập, các DN cần chủ động tốt hơn nữa các cơ hội trước mắt để tận dụng được những lợi ích khi AEC chính thức được thành lập.
Theo đó, các DN cần chủ động xây dựng các chiến lược kinh doanh, phát triển sản xuất để có thể cạnh tranh với hàng hóa từ các nước trong khu vực ngay cả trong thị trường nội địa và thị trường XK. Đồng thời, cần khai thác tốt những thế mạnh của mình để tận dụng những lợi thế về thuế quan cũng như chủ động đón đầu sức ép cạnh tranh.
Theo ông Trần Thanh Hải, DN Việt Nam muốn tận dụng hiệu quả nhất các cơ hội mà AEC mang lại điều quan trọng là phải thường xuyên nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng XK, đặc biệt là các tiêu chí về quy tắc xuất xứ để được hưởng các ưu đãi về thuế quan.
Bên cạnh đó, các DN cần chủ động xây dựng năng lực sản xuất, kinh doanh, cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu. Cùng với việc tăng nhanh tỉ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành và giảm thiểu phụ thuộc và các nhà cung cấp nước ngoài cần tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, đầu tư vào các vùng trồng nguyên liệu, phát triển mối quan hệ hợp tác với các nhà sản xuất nước ngoài có công nghệ tiên tiến, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường, xây dựng chiến lược liên kết nội khối tạo chuỗi sản xuất lớn để có khả năng nhận những đơn hàng lớn.
Ngoài ra, các DN cũng cần tạo được giá trị gia tăng để tham gia các chuỗi sản xuất khu vực, chủ động cập nhật thông tin về cam kết của các bên và tích cực so sánh, tận dụng các lợi ích của FTA. Đặc biệt, các DN cũng cần chủ động tiếp cận, phản ánh và trao đổi thông tin với cơ quan Chính phủ phản ánh ý kiến, nhu cầu của mình đưa ra đề xuất gợi ý để việc đàm phán mang lại hiệu quả tốt nhất cho DN.
Theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lí kinh tế Trung ương, để có thể nắm bắt và tận dụng cơ hội kinh doanh khi tham gia vào các FTA, các DN cần phải hiểu và sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro biến động như thị trường kì hạn, các công cụ phái sinh, bảo hiểm…
Bên cạnh đó, nhận thức và đảm bảo các tiêu chuẩn, các hàng rào kĩ thuật nhất là tại các thị trường phát triển, mở rộng thị trường XK dựa trên các cam kết và lợi thế so sánh, tham gia sản xuất kinh doanh theo phân khúc, theo mạng, cụm, chuỗi. Đặc biệt các DN phải chuyển dần từ cách thức cạnh tranh bằng giá sang chú trọng cạnh tranh phi giá gắn với tiêu chuẩn, mẫu mã giao dịch.
Đồng thời, đồng hành với Chính phủ để nắm thông tin về hội nhập, hiểu biết cơ sở pháp lí và cơ chế giải quyết tranh chấp, tranh luận và thực thi nhằm đảm bảo hợp đồng kinh doanh và quyền lợi của DN…/.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/819b296821.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。