Trung Quốc điều tàu vào Senkaku để trả đũa Thủ tướng Nhật Bản TheìnhhìnhBiểnĐôngngàyTrungQuốccôngkhaitháchthứcNhậtBảnViệsoi kèo mu vso những thông tin mới nhất trên báo chí, Bắc Kinh đã đưa 3 tàu tuần duyên mang số hiệu 2305, 2101, 2112 đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc vùng biển tranh chấp với Tokyo thể hiện sự tức giận trước việc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gửi một cây masakaki nhỏ tới tế lễ tại đến Yasukuni - ngôi đền tờ các binh sĩ Nhật tử nạn và một số tội phạm chiến tranh của Nhật trong Thế chiến thứ 2. Hiện cả Trung Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Sensaku/Điếu Ngư và thường xuyên “vờn nhau” bằng tàu và máy bay tại khu vực này. Do đó, việc tuần tra bằng tàu và máy bay của cả 2 bên gần quần đảo tranh chấp khiến giới quan sát tỏ ý quan ngại về nguy cơ có thể xảy ra một sự cố đáng tiếc, dẫn đến xung đột giữa hai siêu cường châu Á. Tình hình Biển Đông ngày 20/10: Trung Quốc giận dữ vì Thủ tướng Nhật gửi lễ đến đền Yasukuni. Ảnh minh họaTrước đó, vào ngày 17/10, sau khi Thủ tướng Abe gửi đồ lễ đến đền Yasukuni, Trung Quốc đã bày tỏ sự “quan ngại” đặc biệt trước động thái này. Đồng thời, phía Hàn Quốc cũng đã lên tiếng phản đối cho rằng ngôi đền là “biểu tượng của chế độ thực dân Nhật Bản và sự xâm lược”. Đáng chú ý là, Bắc Kinh và Seoul cảm thấy tức giận hơn nữa khi ngày hôm sau (18/10), ba thành viên khác của nội các Nhật Bản lại tiếp tục đến thăm Yasukuni. Rõ ràng là, cả Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn chưa quên về sự chiếm đóng của Nhật Bản từ năm 1931 - 1945 đối với một số khu vực Trung Quốc và từ năm 1910 - 1945 ở Hàn Quốc. Cả hai nước này cho đến bây giờ vẫn chưa cảm thấy Nhật Bản có động thái chuộc lỗi đầy đủ cho hành động của mình. Hồi cuối năm 2013, Bắc Kinh và Seoul nổi giận khi ông Abe đích thân đến thăm ngôi đền này bất chấp việc ông khẳng định, mục đích của chuyến thăm chỉ nhằm tưởng nhớ những người đã chiến đấu và hy sinh cho đất nước chứ không phải để tôn vinh chiến tranh. Trung Quốc xây sân bay quân sự trái phép mới trên bãi đá Chữ Thập Cũng trong thời gian này, truyền thông Trung Quốc đưa tin Bộ Ngoại giao nước này ngang nhiên tuyên bố Bắc Kinh có quyền tiến hành bất kỳ hoạt động nào ở Trường Sa mà cụ thể là động thái cho xây dựng một sân bay quân sự trên bãi đá Chữ Thập. Tình hình Biển Đông ngày 20/10: Trung Quốc xây dựng hàng loạt công trình trái phép trên biển Đông. Ảnh minh họaĐể làm rõ hơn về hành động khiêu khích mới nhất của Bắc Kinh ở Biển Đông, Nhật Bản đã công bố các bức ảnh chụp bãi đá Chữ Thập cho thấy hình ảnh một sân bay dành cho máy bay trực thăng, một thứ trông giống như nhà kính trồng cây và các ụ súng trên bãi đá này. Đồng thời, vào hồi tháng 8/2014, quân đội Philippines từng lên tiếng buộc tội Trung Quốc đang vận chuyển vũ khí và trang thiết bị quân sự đến các cơ sở ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngoài sân bay không quân mới ở đá Chữ Thập, Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố xây dựng hoàn tất đường băng dùng cho máy bay quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Kể từ tháng 2/2014, Bắc Kinh đã tiến hành các hoạt động xây dựng phi pháp nhằm biến 6 bãi đá ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo – kế hoạch mà theo phía Đài Loan tiết lộ là được chính chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phê duyệt nhằm phục vụ mục tiêu “biến đảo nhỏ thành lô cốt, biến đảo lớn thành chiến hào” bất chấp sự phản đối gay gắt của các nước trong khu vực. Minh Thùy (tổng hợp từ Infonet, Thanh Niên)
Tình hình Biển Đông ngày 16/10: Đức ủng hộ lập trường của Việt Nam về Biển Đông |