【bóng đá ngoại hạng anh hôm nay trực tiếp】Nỗi lo lúa mùa lũ
Trước tình hình lũ đầu nguồn đang về và dâng cao trong những ngày qua đã làm ngập nhiều diện tích lúa Thu đông trên địa bàn tỉnh nên nông dân vô cùng lo lắng. Để bảo vệ diện tích lúa,ỗilolamalũbóng đá ngoại hạng anh hôm nay trực tiếp bà con đang tích cực bơm thoát nước.
Nhiều diện tích lúa Thu đông đổ ngã và đang bị nhấn chìm trong nước lũ gây lo lắng cho nông dân.
Nhiều diện tích lúa bị ngập
Chỉ còn vài ngày nữa thì gần 12ha lúa Thu đông của người dân ở cánh đồng lúa thuộc ấp 13, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, sẽ vào vụ thu hoạch. Thế nhưng, do ảnh hưởng của những cơn mưa nặng hạt và lũ đầu nguồn đổ về nên 4 ngày qua, hầu hết diện tích lúa nơi đây đều bị nước ngập tới cổ bông, những chỗ lúa sập thì bông lúa đang bị nhấn chìm trong nước. Nhằm hạn chế thiệt hại và để máy cắt vào ruộng thu hoạch được lúa, nông dân nơi đây đang tích cực bơm rút nước trong ruộng ra ngoài rất vất vả do nước dưới kênh cũng ở mức cao.
Với vẻ mặt đầy lo lắng khi đang bơm rút nước cho 1,2ha lúa của gia đình đang bị nước lũ nhấn chìm khá nhiều, ông Nguyễn Văn Kỳ, ở ấp 13, xã Vị Trung, cho hay: “Sau những cơn mưa như trút nước từ ngày 29-9 đến nay thì lúa ở cả cánh đồng này bị ngập nặng trong nước dù xung quanh có bờ bao khép kín. Điều lo lắng hơn là đã có nhiều chỗ lúa bị sập và nằm trong nước nên khả năng hạt lúa sẽ ảnh hưởng khi thu hoạch. Trước tình hình này, để hạn chế thiệt hại nên 4 ngày qua, tôi cùng bà con nơi đây đồng loạt đặt máy bơm rút nước liên tục cả ngày lẫn đêm để cứu lúa”.
Cũng đang túc trực máy dầu bơm rút nước cho 2ha lúa nằm cặp ruộng với ông Kỳ, ông Nguyễn Văn Hiệp thông tin: “Gần như 100% lúa của tôi đều bị sập do mưa lớn kèm theo gió to và tất cả bông lúa cũng đang bị nhấn chìm trong nước. Giờ tôi chỉ biết cố gắng bơm thoát nước để cứu vớt được phần nào hay phần đó. Bằng mọi giá, tôi và bà con cũng phải thu hoạch lúa bằng máy chứ mướn cắt tay thì càng khó khăn hơn, vì ngoài tiền thuê cao còn không bán được lúa”.
Theo bà con nơi đây, dù chưa thu hoạch lúa, nhưng qua kinh nghiệm sản xuất nhiều năm thì nhìn trà lúa có thể đánh giá vụ này đạt năng suất từ 600-700kg/công. Mặt khác, giá lúa hiện nay cũng đang ở mức cao khi thương lái đã đặt tiền cọc trước đó là 5.000 đồng/kg (giống lúa OM5451), như vậy sau khi trừ chi phí sản xuất thì nông dân có thể kiếm được khoảng 20 triệu đồng/ha đối với những ruộng lúa không bị ngập nước. Còn những ruộng lúa bị lũ uy hiếp sẽ giảm năng suất là chuyện không tránh khỏi. “Lúa ướt khi tuốt thì hạt sẽ theo rơm ra ngoài rất nhiều. Mặt khác, do lúa bị sập nên tiền thuê máy cắt sẽ tăng (từ 280.000 đồng/công lên 330.000 đồng/công), cộng với tiền mua xăng, dầu bơm rút nước liên tục trong những ngày qua nên khi thu hoạch lúa xong, tôi mong đừng bị lỗ là mừng”, ông Hiệp thông tin thêm.
Cùng chung nỗi lo về tình hình lũ đang đe dọa đến lúa Thu đông sắp thu hoạch, ông Huỳnh Văn Hải, ở khu vực 4, phường V, thành phố Vị Thanh, cho hay: “Mưa lớn kèm theo gió trong những ngày gần đây làm sập nhiều diện tích lúa sắp đến ngày cắt của bà con, trong đó có 5 công ruộng của gia đình tôi. Thế nhưng, lo nhất là nước mưa nhiều kết hợp lũ đang lên nhanh đã gây ngập và ảnh hưởng đến năng suất lúa. Do đó, nhằm bảo vệ thành quả lao động, tôi và bà con đang tích cực bơm thoát nước để cứu lúa”.
Ngoài hai cánh đồng lúa trên, hiện dọc theo tuyến Quốc lộ 61C (đường nối Vị Thanh - Cần Thơ), nhiều cánh đồng lúa khác nằm cặp theo hai bên đường cũng bị nước lũ làm ngập gần tới bông lúa. Trong đó, đáng lo ngại hơn là có không ít diện tích lúa chỉ mới trổ đều hoặc cong trái me nên thời gian đến ngày thu hoạch còn dài và khả năng bị ảnh hưởng do lũ, tiền chi phí bơm nước của nông dân là rất lớn.
Đang xịt thuốc dưỡng cho 5 công lúa đã trổ bông cong trái me, anh Trần Văn Thương, ở xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Năm nay nước lũ về sớm và đang cao hơn mọi năm nên gây nhiều khó khăn trong sản xuất của bà con. Dù nước lũ đã ngập toàn bộ cánh đồng, nhưng bà con vẫn phải cố gắng chăm sóc lúa đến đâu hay đến đó vì từ đầu vụ tới giờ đã tốn nhiều chi phí”.
Lũ đang ở mức báo động III
Theo thông tin từ Chi cục Thủy lợi tỉnh, hiện nước lũ trên địa bàn đang cao hơn mức báo động III khoảng 5cm và dự báo tình hình triều cường sẽ còn diễn biến phức tạp trong những ngày tới. Đặc biệt là dự báo đỉnh lũ năm nay trên địa bàn tỉnh sẽ xuất hiện trong tháng 10 này nên nông dân cần chủ động phòng tránh, nhất là những vùng trồng mía, lúa, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản.
Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, cho biết: Dự báo đỉnh lũ năm nay trên địa bàn tỉnh chỉ thấp hơn so với năm 2011, nhưng sẽ cao hơn so với trung bình nhiều năm. Mặc dù tình hình lũ đang ở mức báo động III nhưng nhìn chung các hệ thống đê bao ngăn lũ trên địa bàn tỉnh cơ bản ứng phó được, chỉ trừ một số vùng đã đầu tư lâu bị xuống cấp thì nước lũ có thể tràn qua nên ngành chức năng và người dân cần chủ động gia cố các tuyến đê này. Về tình hình lúa Thu đông, tuy nước lũ có làm ngập một số ruộng nhưng do tất cả các diện tích lúa đều nằm trong hệ thống đê bao khép kín nên bà con có thể chủ động bơm thoát nước được, khả năng lúa bị thiệt hại từ 5-10% năng suất sau thu hoạch là cao.
Qua ghi nhận của chúng tôi thì vào thời điểm này, tại nhiều cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh như: huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh… nông dân đang rộn ràng thu hoạch lúa Thu đông đầu vụ. Điều đáng mừng là giá cả, đầu ra lúa hàng hóa nhìn chung khá tốt, nông dân dễ dàng tiêu thụ lúa tươi ngay tại ruộng sau khi thu hoạch. Cụ thể, thương lái đang cân lúa tươi tại ruộng với giá dao động từ 5.000-5.100 đồng/kg (tùy theo lúa tốt hay xấu). Chính việc giá lúa ở mức cao trong lúc này nên chuyện gặp khó do lũ về sớm và mưa nhiều những ngày qua làm ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch, nhất là các ruộng có lúa bị đổ ngã và ngập nước, máy cắt gặp khó khi thu hoạch lúa khiến cho bà con không khỏi lo lắng và cố gắng bơm thoát nước để tranh thủ cắt lúa khi vừa đạt độ chín nhằm giảm thiệt hại do lũ…
Qua thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 1-10, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch hơn 3.000ha lúa Thu đông, năng suất bình quân đạt 5,6 tấn/ha; trong đó huyện Châu Thành A đã thu hoạch gần 2.000ha, Vị Thủy gần 1.000ha, Phụng Hiệp gần 100ha và thành phố Vị Thanh 5ha. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
相关文章:
- Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- Thi công điện nóng: Đầu lạnh, tâm an
- Khởi động mạnh mẽ phát triển kinh tế đêm
- Bình Phước trong nhóm thu thuế cao nhất 6 tháng đầu năm 2022
- Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- Sản xuất dầu điều: Ngành công nghiệp phụ giàu tiềm năng
- Tuyên truyền bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
- Vượt đại dịch
- Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
- Người nộp thuế hài lòng với hóa đơn điện tử
相关推荐:
- Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút
- Nhiều cơ hội từ chuỗi liên kết
- Hội LHPN Bình Long tiếp sức hội viên nghèo
- Quyết tâm cao cho những mục tiêu mới
- Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- Sửa quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU
- Nông nghiệp cất cánh cùng công nghệ số
- Đồng Phú hướng đến công nghiệp sinh thái
- 7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- Ngày hội kết nối kinh doanh trực tuyến
- Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
- Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- Hãy vượt qua cơn “say nắng”