【lich bong da u23 hom nay】Nông nghiệp cất cánh cùng công nghệ số
Làm nông nhàn hạ nhờ IoT
“Chúng tôi trẻ,ệpcấtcaacutenhcugravengcocircngnghệsốlich bong da u23 hom nay được đi học ở nước ngoài, được tiếp cận các nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới nên tôi muốn áp dụng kiến thức đó vào chính mảnh đất mình sinh ra. Nông nghiệp thông minh là con đường tôi chọn”. Đó là chia sẻ của anh Đặng Dương Minh Hoàng, Giám đốc Nông trang Thiên Nông, thôn Cây Da, xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập về hành trình đến với nông nghiệp thông minh của mình.
Anh Đặng Dương Minh Hoàng sử dụng máy bay không người lái vào cơ giới hóa nông nghiệp
Trong khi nhiều nông dân vẫn nghĩ Internet vạn vật (IoT) là khái niệm xa vời và chỉ được áp dụng ở trời Tây, thì 3 năm trước, anh Hoàng đã đưa một số ứng dụng IoT, blokchain (chuỗi khối) vào nông trang của mình như thổi một làn gió mới vào ngành nông nghiệp. Toàn bộ diện tích 50 ha, trong đó có 12 ha bơ sáp Mã Dưỡng đều đang được anh Hoàng đưa công nghệ vào quy trình trồng, chăm sóc và bán sản phẩm như: lắp đặt hệ thống camera giám sát toàn vườn; hệ thống tưới nước tự động điều khiển tắt, mở bằng smartphone; blokchain truy xuất nguồn gốc và đăng ký sở hữu trí tuệ cho thương hiệu trái bơ mình làm ra… Việc một người trẻ cùng lúc làm việc cho một công ty nước ngoài ở TP. Hồ Chí Minh vừa quản lý nông trang 50 ha chỉ qua chiếc smartphone đã khiến nhiều người thay đổi suy nghĩ làm nông hiện đại.
Nhờ có kết nối internet vạn vật nên mọi thông tin về cây trồng đều được cập nhật liên tục trên điện thoại thông minh. Chỉ cần có internet thì dù đi đâu tôi cũng có thể kiểm soát được tình hình nông trang chỉ bằng một cú “lướt nhẹ”. Theo dõi dữ liệu về môi trường, giai đoạn sinh trưởng của cây, cho phép truy xuất, theo dõi các thông số này theo thời gian thực. Sản xuất theo hướng truyền thống phụ thuộc nhiều vào nhân công thời vụ nhưng công nghệ thì có thể làm nhiều việc thay thế sức người. Những công nghệ tôi đang ứng dụng không tốn quá nhiều chi phí nhưng hiệu quả mang lại là giải phóng sức lao động và mang lại giá trị mới cho sản phẩm nông nghiệp. Anh Đặng Dương Minh Hoàng, Giám đốc Nông trang Thiên Nông |
Với diện tích đất lớn thì sử dụng máy bay không người lái vào phun thuốc chính là mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh cơ giới hóa nông nghiệp, là giải pháp của nền nông nghiệp hiện đại mà anh Hoàng đang tìm kiếm. Sau 1 năm thử nghiệm, sự hỗ trợ của máy bay không người lái đã giúp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, chi phí đáng kể. “Cùng một diện tích, thay vì trước đây phải sử dụng 6 lao động, tiền công 300 ngàn đồng/người/ngày, thời gian khoảng 2 ngày mới hoàn thành, thì sử dụng máy bay không người lái - vấn đề này chỉ giải quyết trong 1 giờ, chi phí và nhân công giảm một nửa, đặc biệt là không ảnh hưởng sức khỏe người lao động” - anh Hoàng phân tích.
Với diện tích 12 ha bơ sáp Mã Dưỡng đang cho thu, anh Hoàng đã chủ động đưa trái bơ lên sàn thương mại điện tử và tham gia số hóa sản phẩm. Vì vậy, anh tự định giá được trái bơ mình làm ra với mức 50-60 ngàn đồng/kg tại chuỗi cửa hàng trái cây sạch ở TP. Hồ Chí Minh và bán trên các trang thương mại điện tử 80-90 ngàn đồng/kg.
Chăm dưa bằng phần mềm
Khu nhà màng trồng dưa lưới công nghệ cao của Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp SX TM DV Thành Phương, xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú đang trồng khoảng 1,8 ha dưa lưới các loại. Trong khu nhà màng hiện đại là những luống dưa trĩu quả. Toàn bộ diện tích không nhìn thấy đất, vì được trải bằng lớp bạt trắng, nước và chất dinh dưỡng được nhỏ giọt vào từng gốc cây. Tất cả khâu tưới nước, bón phân, nhiệt độ, ánh sáng đều được điều khiển tự động theo công nghệ hiện đại của Israel và Nhật Bản. Quy trình, thời gian, lượng nước, phân bón được cài đặt tự động trên điện thoại di động. Lao động chỉ việc nhặt lá, chăm sóc cây và thu hoạch trái. Máy móc đã thay thế 50% sức lao động, tiết kiệm phân bón, chi phí lên tới 50%.
Với giải pháp nông nghiệp thông minh, HTX nông nghiệp SX TM DV Thành Phương đang hướng đến số hóa, kết nối toàn bộ chuỗi sản xuất và phân phối
Đây là một trong số ít HTX đầu tư trồng dưa lưới công nghệ cao quy mô lớn và hiện đại. Các nhà màng đều lắp hệ thống cảm biến nhiệt độ, độ ẩm không khí, độ ẩm đất để theo dõi. Hơn nữa, mỗi nhà màng cũng được trang bị thêm hệ thống quạt thông gió, phun sương nhằm duy trì nhiệt độ lý tưởng trồng dưa ở mức từ 22-35oC.
Làm nông nghiệp có sự hỗ trợ của công nghệ đang phát huy lợi thế rất lớn, giá trị mang lại là chất lượng sản phẩm đồng đều, tỷ lệ hư hại ít. Bình quân mỗi nhà màng diện tích 1.000m2, HTX đang thu từ 3-3,5 tấn dưa lưới các loại, với giá bán 35-45 ngàn/đồng/kg.
Ông Cao Thăng, Giám đốc điều hành HTX cho biết: Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, khát vọng HTX hướng đến là tạo ra sản phẩm an toàn gắn với chỉ dẫn địa lý, xuất xứ nông sản Bình Phước. HTX mong muốn trở thành 1 trong những HTX đi đầu trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh. Vì vậy, các giải pháp nông nghiệp thông minh HTX đang xây dựng nhằm số hóa và kết nối toàn bộ chuỗi sản xuất và phân phối, mang đến sự minh bạch, an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị từ “trang trại đến siêu thị” và hướng đến mục tiêu lâu dài là “từ trang trại đến bàn ăn”. Đầu tư vào nông nghiệp thông minh là quá trình rất khó khăn nhưng khi gặt hái được quả ngọt thì sẽ bền vững. Sắp tới, HTX sẽ phát triển chuỗi các dự án nông nghiệp thông minh phủ kín 10 ha đã quy hoạch với các giống lan Mokara, bơ sáp Mã Dưỡng và rau thủy canh.
Nông nghiệp số - “chìa khóa” thành công
Vườn tiêu 2 ha, với khoảng 3.500 nọc tiêu đang được gia đình anh Phạm Thanh Chung, tổ 5, ấp Bù Tam, xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh áp dụng sản xuất theo phương pháp hữu cơ có truy xuất nguồn gốc, cho năng suất bình quân 6 tấn/năm. Những năm giá tiêu xuống thấp, từ nguồn nguyên liệu này, anh Chung đã chế biến thành công nhiều loại sản phẩm gia vị để có thêm thu nhập và cũng nhằm thăm dò thị trường, mở hướng đi mới.
“Để xây dựng “lý lịch” cho sản phẩm là nỗ lực không nhỏ vì sản phẩm phải sạch từ khâu trồng đến khâu chế biến, giúp người tiêu dùng nhận diện và an tâm về sản phẩm. Khi sản phẩm được dán tem, người mua hàng quét qua điện thoại thông minh có thể tra cứu được toàn bộ quy trình sản xuất, thông tin sản phẩm. Đây là bước đầu tiên để nông dân thay đổi chiến lược sản xuất trong thời điểm tất cả thông tin đều được công khai trên mạng” - anh Chung chia sẻ.
Khi sản phẩm đạt chuẩn, anh Chung bắt đầu liên kết 16 hộ trồng tiêu trong xã với diện tích 29 ha để thành lập HTX hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang. Sản phẩm hồ tiêu của HTX được các công ty thu mua đánh giá cao, đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu. Hiện nay, anh Chung đang chuẩn hóa quy trình sản xuất bằng việc đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để đa dạng các sản phẩm từ hồ tiêu; tận dụng kênh thương mại điện tử Amazon, Alibaba nhằm hướng tới thị trường xuất khẩu.
Bao lâu nay, tư duy làm nông nghiệp kiểu “xu thời”, manh mún, nhỏ lẻ… là một trong những điểm yếu lớn nhất cản trở sự phát triển chung của toàn ngành nông nghiệp. Cùng với sự hình thành các chuỗi sản xuất, vùng nông nghiệp công nghệ cao, nhiều doanh nghiệp, nông dân đang từng bước số hóa vùng nguyên liệu, tạo ra sản phẩm nông sản chất lượng cao, có truy xuất nguồn gốc. Trước thách thức, vận hội mới, nông dân trong tỉnh đang sẵn sàng tư duy mới để đón nhận: chuyên nghiệp hơn, linh hoạt hơn và nhất là cần biết “nắm tay nhau” để tạo nên những thương hiệu chung cho nông sản Bình Phước đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.