发布时间:2025-01-10 23:11:45 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản" và tội "Cướp giật tài sản" là hai tội danh trong nhóm tội xâm phạm sở hữu được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi,ôngnhiênchiếmđoạttàisảnvàCướpgiậttàisảncógiốbang xep hang indo bổ sung năm 2017).
Theo đó, hai tội danh này tuy có nhiều điểm tương đồng trong cấu thành tội phạm nhưng mỗi tội đều có những đặc điểm riêng.
Đều là những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm nhưng Công nhiên chiếm đoạt tài sản và Cướp giật tài sản được định nghĩa khác nhau, pháp luật cũng có chế tài xử lý khác nhau về 2 hành vi này.
Công nhiên chiếm đoạt tài sản và Cướp giật tài sản có giống nhau? (Hình minh họa) |
Đặc điểm của tội Cướp giật tài sản
Tội cướp giật tài sản là tội phạm được quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015. Đây là một trong các loại tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trong Bộ luật hình sự hiện nay.
Cướp giật tài sản là hành vi công khai, nhanh chóng giật lấy tài sản trong tay người khác hoặc đang trong sự quản lý của người có trách nhiệm về tài sản rồi tẩu thoát mà không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.
Vì vậy, cướp giật tài sản là nhanh chóng giật lấy tài sản của người khác một cách công khai rồi tìm cách tẩu thoát nhanh chóng.
Đặc điểm nổi bật của tội cướp giật tài sản là người phạm tội lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản để nhanh chóng giật lấy tài sản mà người quản lý khó có thể giữ được hoặc giằng lại được.
Tính chất công khai, trắng trợn của hành vi cướp giật tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của mình, trước, trong hoặc ngay sau khi bị mất tài sản người bị hại biết ngay người giật tài sản của mình.
Bộ luật hình sự không quy định về trị giá tài sản để truy cứu về tội cướp giật tài sản. Như vậy, chỉ cần người nào có hành vi cướp giật tài sản của người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về hình phạt, mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 04 khung, cụ thể như sau:
- Khung một (khoản 1) Có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Khung hai (khoản 2) Có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
- Khung ba (khoản 3) Có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
- Khung bốn (khoản 4) Có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đặc điểm của tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản
Tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản là tội phạm được quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015. Đây là một trong các loại tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trong Bộ luật hình sự hiện nay.
Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.
Đặc điểm nổi bật của tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản là người phạm tội có hành vi lấy tài sản trước mắt người quản lý tài sản đó một cách ngang nhiên mà họ không làm gì được hay không có biện pháp nào ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội, hoặc nếu có thì không đem lại hiệu quả. Kết quả là tài sản vẫn bị người phạm tội lấy đi một cách công khai.
Pháp luật quy định về trị giá tài sản để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi Công nhiên chiếm đoạt tài sản. Theo đó, một người bị truy cứu trách nhiệm về hành vi này thì trị giá tài sản phải từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp như:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội xâm phạm quyền sở hữu của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc gia đình họ.
Về hình phạt chính, mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 03 khung, cụ thể như sau:
- Khung một (khoản 1) Có mức phạt cải tạo không giam giữ từ 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Khung hai (khoản 2) Có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
- Khung ba (khoản 3) Có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
相关文章
随便看看