【bong da hom】Kiểm tra sau thông quan đối với xuất xứ hàng hóa: Còn nhiều khó khăn
Cục trưởng Cục KTSTQ Dương Phú Đông cho biết,ểmtrasauthôngquanđốivớixuấtxứhànghóaCònnhiềukhókhăbong da hom tình trạng gian lận qua xuất xứ đang diễn ra không ít dẫn đến thất thu cho ngân sách và sự cạnh tranh không bình đẳng cho các DN. Tuy nhiên hoạt động KTSTQ đối với xuất xứ hàng hóa còn rất nhiều hạn chế, từ số cuộc KTSTQ cho đến số thu đều chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Theo thống kê của Cục KTSTQ, trong giai đoạn từ tháng 1-2013 đến hết quý III-2015, toàn lực lượng KTSTQ mới thực hiện được 54 cuộc KTSTQ về xuất xứ hàng hóa, trong đó có 25 cuộc kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan, 29 cuộc kiểm tra tại trụ sở DN. Tổng số tiền thuế ấn định là 85,6 tỷ đồng. Trong đó Cục Hải quan TP.Hà Nội ấn định trên 78 tỷ đồng, Cục Hải quan TP.HCM ấn định trên 4,3 tỷ đồng, Cục Hải quan Hà Giang ấn định trên 1 tỷ đồng. Có 24/34 đơn vị chưa phát sinh cuộc KTSTQ nào liên quan đến công tác C/O.
Nhận định về công tác KTSTQ đối với xuất xứ hàng hóa, bà Nguyễn Thị Khánh Huyền, Phó trưởng phòng Phòng Kiểm tra 4, Cục KTSTQ cho rằng, KTSTQ về xuất xứ hàng hóa thời gian qua đã góp phần ngăn chặn, phát hiện vi phạm về xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như: Việc kiểm tra đối tượng vi phạm trên cơ sở dữ liệu của ngành không có cập nhật về C/O dẫn đến khó khăn khi thu thập các thông tin ban đầu. Cụ thể, không có lô hàng nào được hướng dẫn chi tiết về ưu đãi đặc biệt, không có bản quét C/O để đối chiếu, kiểm tra. Việc thu thập thông tin dấu hiệu vi phạm chủ yếu là kiểm tra trực tiếp C/O mà không phải từ công tác rà soát, tra cứu, phát hiện trên hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử của ngành hoặc các nguồn thông tin khác như thông tin tố giác của các tổ chức, cá nhân, thông tin từ các Hiệp hội, ngành nghề. Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa mới chỉ chủ yếu là kiểm tra C/O đối với hàng NK và phát hiện ra các lỗi về hình thức, nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ mà chưa thực hiện được việc kiểm tra xem lô hàng có đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ theo Hiệp định thương mại tự do quy định.
Theo bà Huyền, nguyên nhân nhiều đơn vị chưa chú trọng đến kiểm tra lô hàng có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ là do việc kiểm tra xuất xứ là vấn đề rất khó, đặc biệt là kiểm tra về tiêu chuẩn xuất xứ. Việc xác định hàm lượng xuất xứ hoặc nghi ngờ lô hàng không đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ đòi hỏi nhiều kiến thức về ngành hàng, thị trường, quy trình sản xuất công nghệ, đặc điểm mặt hàng, đặc điểm địa lí có liên quan đến mặt hàng. Việc xác định hàm lượng khi có nghi ngờ rất phức tạp, phải xác định thông qua điều tra, xác minh. Việc điều tra tại nước cấp C/O tại nơi sản xuất là rất phức tạp, tập trung nguồn lực và kinh phí, mất rất nhiều thời gian nên các đơn vị thường e ngại và gặp khó khăn khi muốn triển khai.
Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa cơ quan Hải quan và các DN, các Hiệp hội, ngành hàng chưa chặt chẽ. Việc kiểm tra đối với hàng hóa NK có đủ điều kiện tiêu chuẩn về hàm lượng để cấp xuất xứ Việt Nam gần như chưa được để ý…
“Cách hiểu phổ biến về kiểm tra xuất xứ hàng hóa hiện nay là xem xét, xác minh C/O của hàng hóa NK có hợp lệ không, chưa quan tâm nhiều đến kiểm tra xem tiêu chuẩn xuất xứ có đảm bảo hay không, do vậy chưa thể đánh giá được tình trạng, mức độ gian lận qua xuất xứ hàng hóa đến đâu. Đồng thời chưa có hướng dẫn chung, thước đo đánh giá việc xử lí trường hợp nào, lỗi nào vi phạm, sai phạm nào thì được ấn định ngay, trường hợp nào thì phải xác minh rồi mới ấn định, trường hợp nào chấp nhận C/O. Hướng dẫn hiện nay chỉ xử lí nhỏ lẻ với từng trường hợp cụ thể, vì vậy chưa có sự thống nhất đồng bộ trong việc kiểm tra xử lí kết quả KTSTQ khi xử lí C/O”, bà Huyền cho biết.
Phát biểu tại hội nghị KTSTQ vừa diễn ra tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết, trong thời gian qua ngành Hải quan đã phát hiện một số đối tượng đưa các sản phẩm thành phẩm vào Việt Nam để gian lận xuất xứ hưởng ưu đãi khi XK sang các nước mà Việt Nam đã kí Hiệp định thương mại tự do. Đây là một loại tội phạm mới nếu không ngăn chặn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XK uy tín của các DN XK Việt Nam ở nước ngoài. Để ngăn chặn tình trạng này, ngành Hải quan đã chỉ đạo lực lượng KTSTQ kiểm tra đồng loạt các DN có dấu hiệu nêu trên.