【nay có đá banh không】Bất cập y tế học đường
(CMO) Gần 12 năm thực hiện Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg, ngày 12/7/2006, của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác y tế trường học, Bộ GD&ĐT đã triển khai nhiều giải pháp nhưng xem ra công tác y tế học đường trên địa bàn TP Cà Mau vẫn còn nhiều bất cập.
Thiếu nhân viên có chuyên môn
Hiện 82 điểm trường học trên địa bàn TP Cà Mau đều có nhân viên y tế học đường nhưng chỉ có 20 điểm trường có nhân viên y tế chuyên trách. Còn lại nhân viên là kế toán, thủ quỹ, nhân viên thư viện kiêm nhiệm.
"Là nhân viên kiêm nhiệm nên cũng ảnh hưởng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ y tế học đường", Bác sĩ Đoàn Minh Luân, Trưởng Khoa Y tế cộng đồng, Trung tâm Y tế TP. Cà Mau, chia sẻ.
Thường khi học sinh bệnh, nhân viên y tế kiêm nhiệm Trường THCS Võ Thị Sáu, TP Cà Mau cũng chỉ vận dụng kinh nghiệm tích luỹ của bản thân để giúp các em. |
Trường THCS Võ Thị Sáu, Phường 6, TP. Cà Mau, nhiều năm liền có tỷ lệ học sinh tham gia BHYT đạt 100%. Tuy nhiên, công tác y tế trường học cũng gặp nhiều vướng mắc. Phụ trách y tế của trường năm học này có đến 2 nhân viên. Đó là chị Trần Thị Thu Hà và chị Bùi Thị Hạnh, tuy vậy, cả hai đều là giáo viên hợp đồng dôi dư nên nhà trường phân công làm nhân viên y tế học đường, thay phiên nhau trực chéo buổi.
Nhìn nhận sự bất cập trong công tác y tế học đường, thầy Tạ Đức Hùng, Hiệu trưởng nhà trường, thẳng thắn: "Trường trang bị khá đầy đủ trang thiết bị cho phòng y tế, nhưng ai sẽ sử dụng chuyên môn? Cả hai cô đều chưa được tập huấn công tác sơ cấp cứu. Vì tình thế, đành phải phân công 2 cô giáo đứng ra chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, chủ yếu bằng kinh nghiệm và tình thương của giáo viên mà thôi. Biên chế vị trí nhân viên y tế học đường không có. Nếu hợp đồng nhân viên y tế bên ngoài thì trường không có kinh phí".
Bình quân, mỗi ngày, phòng y tế học đường của trường THCS Võ Thị Sáu tiếp nhận ít nhất 15 ca học sinh, cao điểm có tới vài chục ca có vấn đề về sức khoẻ nhờ hỗ trợ y tế (như đau bụng, ngã xe, cảm sốt, hen phế quản, chấn thương…). Tuy hết sức yêu thương, lo lắng, chăm sóc khi học sinh gặp vấn đề về sức khoẻ, nhưng các cô hoàn toàn không có chuyên môn gì về y tế nên các cô không tránh khỏi lúng túng. Các cô chủ yếu thoa dầu, cạo gió, cho uống thuốc hạ sốt, cho nằm nghỉ. Nặng thì điện thoại nhờ cha mẹ rước hoặc đưa các em đến bệnh viện.
Cô giáo Bùi Thị Hạnh chia sẻ công việc bất đắc dĩ: "Vì là giáo viên dạy Sinh - Hoá nên khi phân công phụ trách y tế học đường, tôi rất hoang mang. Nhưng nhà trường cũng đang rất khó khăn, thôi thì giúp được gì cho học sinh thì mình cứ giúp".
Cần sớm hoàn thiện cơ chế
May mắn hơn Trường THCS Võ Thị Sáu, trường THCS Tân Thành, xã Tân Thành, có nhân viên chuyên trách, nhưng ngược lại cơ sở vật chất còn khá hạn chế. Nhân viên của trường rất ít được dự hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Tuy lượng học sinh đến phòng y tế nhờ hỗ trợ chỉ lác đác, thậm chí vài ngày mới có 1 em đến xin thuốc, nhưng nhân viên y tế của trường không tránh khỏi lúng túng khi đối mặt với nhiều học sinh có biểu hiện của bệnh mãn tính.
Bác sĩ Đoàn Minh Luân nhìn nhận: "Ở một số điểm trường trên địa bàn TP Cà Mau, phòng y tế chưa được tách riêng, chưa đảm bảo diện tích theo quy định. Hàng năm, nhân viên y tế chỉ được tập huấn ngắn hạn do Trung tâm Y tế dự phòng tổ chức".
Theo Thông tư Liên tịch số 13 (năm 2016) của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT về công tác y tế trường học: Phòng y tế của các trường học được trang bị tối thiểu 1 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân; Phải có bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ, cân, thước đo, huyết áp kế, nhiệt kế, bảng kiểm tra thị lực, bộ nẹp chân, tay và một số thuốc thiết yếu phục vụ công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khoẻ học sinh… Tuy nhiên, đa số các phòng y tế học đường trên địa bàn TP Cà Mau, trang thiết bị phục vụ công tác y tế còn rất sơ sài.
Trong khi, hoạt động y tế trường học không đơn giản chỉ là sơ cấp cứu mà còn là tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ, triển khai các chương trình phòng chống dịch bệnh cho học sinh trong trường, xây dựng khung dinh dưỡng - y tế hợp lý, góp phần cải thiện cân nặng, chiều cao cho học sinh. Vai trò của hoạt động y tế học đường là vô cùng quan trọng.
Hiệu trưởng trường THCS-THPT Lý Văn Lâm (xã Lý Văn Lâm) nhìn nhận, vai trò của nhân viên y tế trường học rất quan trọng, việc đánh giá tình hình bệnh, kiểm soát dịch bệnh… cần phải có người được đào tạo qua trường lớp bài bản chứ không chấp nhận chuyện kiêm nhiệm. Tuy rất quan tâm đến công tác y tế học đường nhưng quá trình sắp xếp nhân sự, nhân viên y tế của Trường THCS-THPT Lý Văn Lâm cũng chỉ dừng lại ở bằng sơ cấp y tế.
Bác sĩ Đoàn Minh Luân cho biết: "Trong quá trình khảo sát hoạt động y tế học đường, chúng tôi nhận thấy nhiều bất cập đang tồn tại. Tại các văn bản, thông tư quy định rõ, nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên môn từ y sĩ trung cấp trở lên. Tuy nhiên, nhiều trường bố trí theo kiểu “tận dụng” nhân viên nên công tác y tế học đường không theo “quy trình” nào, từ hồ sơ sổ sách đến lĩnh vực chuyên môn. Lại thêm, đa số phòng y tế học đường chưa đáp ứng yêu cầu so với quy định, mà chủ yếu tập trung vào công tác vận động tham gia bảo hiểm y tế, sơ cấp cứu các chấn thương thông thường".
Với mong muốn hoạt động y tế trường học hiệu quả hơn, Bác sĩ Đoàn Minh Luân đề nghị các trường học nên quan tâm thực hiện tốt hơn công tác y tế học đường. Tất cả các điểm trường phải có nhân viên y tế chuyên trách theo quy định. Phải có phòng y tế riêng biệt. Song song đó, từng điểm trường phải kiện toàn ban chăm sóc sức khoẻ học sinh, đồng thời phải dành khoản kinh phí nhất định cho công tác y tế trường học./.
Thiện Nhân
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/792d298210.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。