【soi kèo changchun yatai】Bỏ rơi con gái, gia đình tái ngộ trên cây cầu nhờ mảnh giấy năm xưa

作者:La liga 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 05:04:53 评论数:

Mẹ ruột của Kati,ỏrơicongáigiađìnhtáingộtrêncâycầunhờmảnhgiấynămxưsoi kèo changchun yatai bà Qian Fenxiang, bắt đầu nức nở khi cô con gái tới từ bang Michigan, Mỹ xuất hiện ở điểm hẹn: cây cầu Vỡ (Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc). Bà Qian chạy về phía cô gái, người có khuôn mặt rất giống bà, vòng tay ôm lấy người mà bà đã không gặp từ lúc sinh ra. Bà liên tục nói bằng tiếng Trung: “Cuối cùng mẹ cũng được gặp con. Mẹ thật có lỗi”.

Khoảnh khắc xúc động ấy đã thu hút sự chú ý của dư luận khắp thế giới.

Nhà làm phim tài liệu Chang Changfu là người có công kết nối 2 người gặp lại nhau. Ê-kíp của anh cũng có mặt để ghi lại những hình ảnh này vào ngày Thất tịch 7/7 âm lịch – ngày mà theo truyền thống của Trung Quốc, 2 người yêu nhau xa cách sẽ được gặp nhau trên một cây cầu.

Bộ phim tài liệu của Chang được phát sóng trên kênh BBC World vào tháng 12/2018 và được theo dõi bởi hàng triệu khán giả trên khắp thế giới. Câu chuyện ngay lập tức được lan truyền.

Các gia đình người Mỹ đã nhận nuôi hơn 80.000 đứa trẻ tới từ Trung Quốc kể từ năm 1999. Khoảng 85% trẻ được nhận nuôi là bé gái vì chính sách một con hà khắc của Trung Quốc từ năm 1979 đến năm 2016.

Theo chuyên gia giáo dục sớm Iris Chin Ponte, chỉ có khoảng 40-50% những đứa trẻ được nhận nuôi tìm lại gia đình ruột thịt của mình. "Những cuộc tìm kiếm kéo dài, tốn kém và thường là vô ích có thể khiến người ta tuyệt vọng", bà nói.

Mảnh giấy hẹn gặp trên cây cầu

{ keywords}
Kati và bố mẹ đẻ gặp nhau trên cây cầu Vỡ ở Hàng Châu.

Câu chuyện tìm được bố mẹ đẻ của Kati có thể gọi là kỳ diệu.

Kể từ năm 1992, Trung Quốc chỉ cho phép người nước ngoài nhận con nuôi từ trại trẻ mồ côi. Gia đình Pohlers - một cặp vợ chồng theo đạo Tin lành đến từ Hudsonville, Michigan cùng với 2 đứa con ruột - đã tới thăm một trại trẻ mồ côi ở Suzhou – cách Hàng Châu hơn 120km. Sau đó, họ đưa Jingzhi về nhà. Jingzhi là tên của đứa bé được viết trong mẩu giấy bị bỏ lại cùng đứa trẻ ở một khu chợ rau quả.

Mẩu giấy được viết bằng bút lông, ghi: “Con gái chúng tôi, Jingzhi, sinh lúc 10 giờ sáng ngày 24/7 âm lịch năm 1995. Chúng tôi rất nghèo khó và buộc phải bỏ cháu. Cầu xin tấm lòng của các ông bố bà mẹ xa gần! Cảm ơn các ông bà vì đã cứu con gái nhỏ bé của chúng tôi và đã đưa nó về nuôi dưỡng. Nếu ông trời thương, nếu định mệnh đưa chúng tôi lại với nhau, hãy cho chúng tôi gặp lại nhau trên cây cầu Vỡ ở Hàng Châu vào buổi sáng ngày lễ Thất tịch 10 năm hoặc 20 năm nữa”.

Kati nói rằng, cô chưa bao giờ cảm thấy mình khác biệt khi lớn lên giữa một cộng đồng người da trắng của Hudsonville và cũng không có ý định đào sâu về lý lịch của mình.

“Tôi có một tuổi thơ đẹp và yên ổn. Ai cũng biết tôi là con nuôi, vì thế tôi chưa bao giờ bị hỏi về chuyện này”.

Nhưng khi bước sang tuổi 21, Kati nói với mẹ nuôi rằng đã đến lúc cô cần biết nhiều hơn về nguồn gốc của mình. Gia đình Pohler biết thông tin về cha mẹ đẻ của Kati trong một thời gian, nhưng họ không nói vì sợ làm gián đoạn cuộc sống của cô.

{ keywords}
Một bản sao của mảnh giấy để lại cùng Kati hẹn ngày gặp lại.

Trước đó, vào năm 2005, vợ chồng nhà Pohler đã nhờ một người bạn ở Trung Quốc tới cây cầu Vỡ vào ngày đã hẹn trong mẩu giấy năm xưa và tìm một cặp vợ chồng người Trung Quốc. Vợ chồng Pohler không muốn cung cấp tên hay chi tiết liên lạc của họ. Họ chỉ đơn giản là muốn cho ông Xu và bà Qian biết rằng con gái họ an toàn, khỏe mạnh và đang hạnh phúc.

Hai bên không gặp được nhau trên cây cầu nhưng sau đó đã được kết nối thông qua một đài truyền hình địa phương. Bị thu hút bởi câu chuyện, Chang - một người gốc Giang Tô nhưng đã sống nhiều năm ở Pennsylvania - đã liên lạc với cha mẹ ruột của Kati. Anh ta cũng tiến hành một cuộc điều tra thông minh và tìm đến được gia đình Pohler ở Hudsonville.

Vợ chồng Pohler nói với Chang rằng, họ sẽ không nói cho Kati biết về cha mẹ ruột của cô bé trừ khi cô bé hỏi. Và cuối cùng, chuyện này cũng xảy ra vào mùa hè năm 2016. Sau đó, Kati đã đứng trên cây cầu Vỡ.

Tìm gặp nhưng không gọi 'bố, mẹ'

{ keywords}
Kati đi chơi ở Trung Quốc cùng em gái ruột.

Chiếc máy quay của Chang và rào cản ngôn ngữ khiến cuộc gặp đầu tiên đầy cảm xúc nhưng cũng rất căng thẳng. Sau vài ngày ở Hàng Châu, Kati nói lời chia tay bố mẹ đẻ và cô em gái. Không có gì đảm bảo rằng họ sẽ gặp lại nhau.

Chuyên gia giáo dục Chin Ponte cho rằng, việc không có sự nỗ lực trong việc xây dựng một mối quan hệ sau khi một đứa trẻ tái hợp với cha mẹ ruột là điều dễ hiểu. “Trong vài trường hợp, họ chỉ muốn biết thông tin về tên tiếng Trung của họ, ngày sinh thật hay thông tin về gien. Họ gọi đó là ‘sự thật’”.

Rất may là trường hợp của Kati, không có ai bước ra khỏi mối quan hệ. Họ nhắn tin cho nhau thường xuyên thông qua ứng dụng dịch tiếng Anh - tiếng Trung. Năm 2018, Kati tốt nghiệp đại học ở Mỹ và quay trở về Trung Quốc.

Cô chọn Hoài An, một thành phố thuộc Giang Tô - cách Hàng Châu 450km - để bắt đầu trải nghiệm mới. Ở đây, cô dạy tiếng Anh trong vòng 1 năm. Cô gặp bố mẹ ruột thường xuyên hơn vào các ngày lễ Tết.

Một bên là cô gái người Mỹ độc lập, quyết đoán, từng đi du lịch khắp nơi, biết chơi violin và có bạn trai sống ở Scandinavia. Một bên là cặp vợ chồng người Trung Quốc dành phần lớn cuộc đời mình chỉ để tồn tại. Họ chưa từng đi ra nước ngoài, thậm chí còn không có kỳ nghỉ ngoài dịp Tết âm lịch. 

Bất chấp những trái ngược ấy, họ vẫn ngồi trò chuyện, ăn uống và trêu đùa nhau.

{ keywords}
Kati tới thăm gia đình trong thời gian ở Trung Quốc. 

Sau bữa tối, không khí trở nên nghiêm túc hơn khi ông Xu hỏi Kati liệu cô có ghét họ không vì đã từ bỏ cô, và liệu cô có gặp khó khăn khi lớn lên mà không có họ.

“Hãy nhìn sâu vào trái tim con và nói cho bố biết con tha thứ hay căm ghét chúng ta”, ông nói.

Kati cố gắng trấn an bố mẹ rằng cô không cảm thấy khó khăn, rằng cô có một tuổi thơ hạnh phúc. Nhưng câu hỏi ấy vẫn tiếp tục được lặp lại dưới những hình thức khác nhau. 22 năm sống trong cảm giác tội lỗi không thể trút bỏ một cách dễ dàng.

Sự khác biệt về văn hoá mang lại nhiều điều tuyệt vời. Ông Xu nói rằng nếu như Kati được nuôi dạy ở Trung Quốc, có thể con bé sẽ không quay lại tìm vợ chồng ông.

“Các cô gái nước ngoài và các cô gái Trung Quốc suy nghĩ khác nhau”, ông nói. “Một cô gái Trung Quốc bị bỏ rơi sẽ không bao giờ tha thứ cho bố mẹ đẻ. Đó là văn hoá”.

Vợ chồng ông Xu cũng biết ơn vợ chồng nhà Pohler đã cho phép Kati tới Trung Quốc. “Chắc chắn việc để con bé đi rất khó khăn với họ, đặc biệt là tới một đất nước xa xôi như thế”, bà Qian nói.

Về phía Kati, ban đầu khi phát hiện ra bố mẹ nuôi giấu mình thông tin của bố mẹ đẻ, cô đã rất buồn nhưng sau đó cô tha thứ cho họ.

“Họ đã làm rất tốt việc cố gắng xem xét cảm giác của tôi. Họ cũng trò chuyện với bố mẹ đẻ tôi qua màn hình máy tính và muốn tới Trung Quốc thăm họ”.

Katie nói cô sẽ xem xét việc học thêm ở Mỹ hoặc châu Âu trong tương lai sau khi cô đã dành một thời gian trải nghiệm ở Trung Quốc.

{ keywords}
Kati đi du lịch Cộng hoà Séc.

Kati nói, cô gọi em gái ruột là em gái bằng tiếng Trung, bởi vì ở Mỹ cô không có em gái. Nhưng cô không gọi bố mẹ đẻ là bố mẹ, bởi vì cô đã có bố mẹ ở nhà.

Còn vợ chồng ông Xu thì dĩ nhiên đã gọi Kati là con gái. “Tôi để lại mẩu giấy ấy bởi vì tôi hi vọng sẽ gặp lại con bé. Chúng tôi không định bỏ rơi con bé mãi mãi”.

Cầm đĩa bánh và hoa quả ra bàn, bà Qian hỏi Kati sẽ ở lại Trung Quốc bao lâu. Kati đưa ra một câu trả lời mơ hồ, và nhận thấy rằng cha mẹ ở đâu cũng giống nhau. “Họ không bao giờ muốn nói lời tạm biệt”.

“Tất nhiên, cha mẹ con sẽ lo lắng khi con đi xa một mình như vậy”, bà Qian nói.

“Nhưng con không thích mọi người lo lắng về con”, Kati phản đối.

“Hãy đợi đến khi con có con”, bà Qian đáp.

Cựu binh Mỹ gặp lại con gái gốc Việt sau 48 năm

Cựu binh Mỹ gặp lại con gái gốc Việt sau 48 năm

Một cựu binh người Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đã tìm ra cô con gái thất lạc nhờ bài xét nghiệm DNA.

最近更新