Chỉ mới khoảng 13% dân số ở các nước thu nhập thấp đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Anil Soni cũng đồng thời khẳng định,ấtbìnhđẳngvềvaccinesẽkhiếnthếgiớithiệthạihàngnghìntỷkết quả bóng đá wolfsburg việc cũng cấp vaccine cho thế giới chống lại đại dịch là một “mệnh lệnh đạo đức”.
“Chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó chúng ta thấy rõ những tác động của sự bất bình đẳng sâu sắc, mang tính cấu trúc kéo dài nhiều thế hệ. Đây là cơ hội để làm một điều gì đó rất khác biệt và cho thấy rằng những vấn đề lịch sử có thể được sửa chữa”, CEO của WHO Foundation nói, đề cập đến một phản ứng công bằng - nơi tất cả mọi người dân trên thế giới đều có giá trị ngang bằng, có quyền tiếp cận như nhau với vaccine ngừa COVID-19.
Theo ông Soni, xét về mặt dịch tễ học và kinh tế, bất bình đẳng về vaccine có nghĩa là chúng ta đang tự chuốc lấy thất bại. Nền kinh tế toàn cầu sẽ tổn thất hàng nghìn tỷ USD nếu thế giới không đạt được tỷ lệ bao phủ vaccine cao, bởi vì nhiều nguyên liệu trong chuỗi cung ứng toàn cầu không thể đến từ các quốc gia vẫn tiếp tục bị đóng cửa, tiếp tục tốc độ lây nhiễm COVID-19 cao.
Ngay cả với các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao, sự lây lan của biến thể Omicron cũng đã rất đáng lo ngại, và nếu một số lượng lớn dân số trên thế giới vẫn chưa được chủng ngừa COVID-19, các biến thể trong tương lai có thể có khả năng kháng vaccine.
WHO Foundation cho rằng trong 2 năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng COVID-19, nhiều nước đã đạt được những “tiến bộ vượt bậc” nhờ vaccine, nhưng đại dịch sẽ không kết thúc cho đến khi đạt được mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số toàn cầu và hiện vẫn chưa có đủ tiến bộ trong cuộc chiến này.
Tuần trước, LHQ cho biết hơn 10,5 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được sử dụng trên toàn cầu, nhưng chỉ khoảng 13% dân số ở các nước thu nhập thấp đã được tiêm chủng, so với gần 70% ở những nước có thu nhập cao.
TỐ QUYÊN (Lược dịch từ CNBC)