Áo dài Việt Nam được giới thiệu trên sàn Amazon |
Thương mại điện tử Việt Nam sẽ đứng thứ ba thế giới
Ông Phạm Thiết Hòa,ởrộngxuấtkhẩuquasànthươngmạiđiệntửket qua pari Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cho biết, báo cáo thương mại điện tử năm 2018 của Cục Thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công Thương cho thấy, doanh thu thương mại điện tử trực tiếp đến tay người tiêu dùng (B2C) toàn cầu, năm 2018 đạt 2.774 tỷ USD (tăng 11,6% so với năm 2017), tính đến cuối năm 2019 ước đạt 3.305 tỷ USD (tăng 13,1% so với năm 2018). Nếu tiếp tục đà tăng trưởng, thì dự đoán đến năm 2021, doanh thu thương mại điện tử B2C toàn cầu sẽ đạt trên 4.479 tỷ USD.
Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 là 9 tỷ USD. Báo cáo cũng dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình năm của giai đoạn 2015 – 2018 là 25% và thị trường đạt 33 tỷ USD vào năm 2025. Nếu kịch bản này xảy ra, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba ở Đông Nam Á, sau Indonesia (100 tỷ USD) và Thái Lan (43 tỷ USD).
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang ngày càng trở nên nhộn nhịp trong cuộc đua cạnh tranh của các sàn thương mại điện tử lớn như: Lazada, Shopee, Tiki, Sendo, Zalora…, Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên các trang web thương mại điện tử kinh doanh lâu năm như Hotdeal.vn, muabannhanh.com, chotot.vn… cũng tăng cường mở rộng ngành hàng, dịch vụ giao – nhận, thanh toán.
Theo số liệu thống kê và dự báo từ công ty nghiên cứu thị trường eMarketer cho thấy, năm 2019, doanh số thương mại điện tử toàn cầu sẽ tiếp tục đà tăng trưởng, đạt mức 3.453 tỷ USD. Cùng với sự tăng trưởng của doanh số ngành thương mại điện tử, người mua hàng online cũng ngày càng chịu chi hơn khi mua sắm, theo nghiên cứu của Ecommerce Foundation.
Trong năm 2019, thương mại điện tử thế giới dự đoán sẽ đi theo 3 xu hướng đó là: Mua hàng trực tiếp qua mạng xã hội, Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong thương mại điện tử và sử dụng các kênh bán hàng thương mại điện tử như một kênh quảng cáo mới đầy hiệu quả trong thời đại công nghiệp 4.0.
Hỗ trợ DN xuất khẩu tại chỗ
Với tiềm năng bán hàng qua kênh thương mại điện tử, các chuyên gia cho rằng, đây sẽ kênh xuất khẩu hàng hóa đầy tiềm năng mà các DN đang hướng tới. Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, năm 2018 doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) theo hình thức B2C qua thiết bị di động toàn cầu đạt 1.804 tỷ USD (chiếm 63,5% so với tổng doanh thu TMĐT B2C toàn cầu), ước tính đến cuối năm 2019, sẽ đạt doanh thu 2.321 tỷ USD (chiếm 67,2% so với tổng doanh thu TMĐT B2C toàn cầu).
Trong thời gian vừa qua, ITPC đã có các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả xúc tiến xuất khẩu theo hướng gắn kết mặt hàng xuất khẩu và thị trường, tận dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế. Song song với các hoạt động xúc tiến xuất khẩu truyền thống, ITPC đã và đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu ứng dụng công nghệ 4.0 thông qua việc hợp tác với các sàn TMĐT trong và ngoài nước. Một trong các hoạt động cụ thể là việc hợp tác với Amazon nhằm mục tiêu hỗ trợ DN Việt Nam, đặc biệt là DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa, đẩy mạnh xuất khẩu và quảng bá thương hiệu thông qua nền tảng Amazon.
Theo ông Phạm Thiết Hòa, DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa của Việt Nam hiện nay chiếm trên 98%, của TP HCM chiếm gần 98% trên tổng số lượng DN. Các DN này có nguồn vốn và công nghệ còn hạn chế, do đó việc hỗ trợ đối tượng DN này là rất cần thiết, đặc biệt là hoạt động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu. Thông qua nền tảng Amazon, ITPC sẽ hỗ trợ DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa xúc tiến xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới, đồng thời giúp các DN xây dựng và phát triển thương hiệu ra phạm vi toàn cầu. Cũng thông qua nền tảng Amazon, ITPC cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động kết nối nhằm giúp các DN đến gần hơn với các khách hàng là nhà cung cấp, người tiêu dùng qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN, giảm bớt thời gian và chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Dự kiến trong thời gian sắp tới ITPC tiếp tục phối hợp với Amazon tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn cho các DN trực tiếp tham gia xuất khẩu hàng hóa trên nền tảng Amazon.
Amazon đã trở thành công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới, và được hàng triệu người khắp 220 quốc gia và vùng lãnh thổ toàn cầu xem là website bán lẻ hàng đầu. Trong đó, một báo cáo cho biết, chỉ riêng tại thị trường Mỹ, gần 70% người mua hàng sẽ trực tiếp truy cập vào kênh bán lẻ này để tìm kiếm sản phẩm. Hơn nữa, khi muốn mua hàng từ website khác, 80% vẫn đọc nhận xét và so sánh giá bán tại Amazon. Do đó, trong thời gian tới, việc sử dụng Amazon như một kênh quảng cáo mới đầy hiệu quả sẽ trở thành xu hướng tất yếu cho ngành TMĐT trong năm 2019.
Ông Trần Xuân Thủy, Phụ trách Amazon Việt Nam chia sẻ, 2 tháng nay, Amazon đã đặt văn phòng đại diện tại TPHCM. Bước đầu Amazone tổ chức đội ngũ hỗ trợ trực tiếp cho các DN trên địa bàn TPHCM mở rộng xuất khẩu qua mạng điện tử.