游客发表

【lịch thi đâu hom nay】Doanh nghiệp Việt phải tìm cách đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu

发帖时间:2025-01-11 03:53:15

dệt may

Nguyên liệu ngành dệt may phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Ảnh: TL

Doanh nghiệp dệt may lo thiếu nguyên liệu

Hiện nay trên cả nước có khoảng hơn 5.000 DN dệt may,ệpViệtphảitìmcáchđadạnghóathịtrườngxuấtnhậpkhẩlịch thi đâu hom nay nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu ở hai thị trường chính là Trung Quốc và Hàn Quốc, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm đến 70%. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều công ty may mặc đang đứng trước nỗi lo thiếu nguyên liệu.

Ông Phí Ngọc Trịnh-Tổng Giám đốc Công ty CP May Hồ Gươm cho biết, hiện tại công ty vẫn đang hoạt động bình thường, nhưng nếu tình trạng dịch bệnh kéo dài đến hết tháng 3 thì doanh nghiệp sẽ bị thiếu nguyên liệu sản suất.

Đại diện Công ty May Nien Hsing (KCN Yên Khánh-Ninh Bình) cũng cho biết, công ty chỉ dự trữ đủ nguyên liệu đến tháng 3. Nếu dịch bệnh kéo dài, nhà máy tại Trung Quốc chưa hoạt động trở lại thì công ty sẽ thiếu nguyên liệu sản xuất. Hiện công ty cũng đang tính đến việc nhập nguyên liệu ở những thị trường khác, nhưng chưa thể tiến hành ngay vì thủ tục, thời gian đàm phán cũng kéo dài một tháng.

Hầu hết các công ty dệt may đều đang rơi vào thế bị động, chỉ có thể trông chờ vào phía đối tác hoạt động trở lại. Do tình hình dịch bệnh là ngắn hạn, nên các công ty cũng chưa có giải pháp để tìm nguồn nguyên liệu thay thế. Một số DN tính đến nhập hàng từ Ấn Độ, Malaysia. Tuy nhiên, hơn 80% đơn hàng dệt may của Việt Nam là xuất đi châu Âu - thị trường vô cùng khó tính về nguồn gốc, tiêu chuẩn nguyên liệu. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam và châu Âu vừa ký kết Hiệp định EVFTA nên vấn đề này lại càng khó khăn hơn.

Theo cam kết trong EVFTA, các sản phẩm dệt may của Việt Nam phải đáp ứng nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu. Trong những nước mà Việt Nam có thể tìm mua nguyên liệu chỉ có Hàn Quốc là phù hợp với tiêu chuẩn do châu Âu đề ra. Tuy nhiên, nước này không đủ nguyên liệu để cung cấp cho cả ngành dệt may của Việt Nam.

Hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước

Trao đổi với TBTCO, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết, ảnh hưởng của dịch Covid-19 cho nền kinh tế nước ta là rất nặng nề, nhưng đây cũng là thời điểm để DN tự nhìn nhận lại. DN, các ngành, nghề phải tự cấu trúc lại, phải đa dạng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, không phụ thuộc vào bất kỳ thị trường nào, nếu có xảy ra tình huống nào đó thì chúng ta không bị động.

Theo ông Thịnh, việc EVFTA vừa được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn là cơ hội để nâng cao chuỗi giá trị trong nước, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế. Dự kiến EVFTA sẽ có hiệu lực vào tháng 7. Ngay sau đó, EU sẽ dỡ bỏ 85,6% số dòng thuế, giúp tăng năng lực cạnh tranh cho 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này; Việt Nam xóa bỏ 48,5% số dòng thuế,tương đương với 64,5% kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam. Như vậy, về nguyên liệu đầu vào, DN Việt có thể tìm các nguồn hàng có chất lượng cao hơn trong nội khối các nước tham gia hiệp định. Cùng với đó, đây cũng là cơ hội để DN nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa để có thể xuất khấu sang các thị trường có yêu cầu cao như thị trường EU. Đây cơ hội để chúng ta khắc phục thiệt hại, vực dậy nền kinh tế sau dịch bệnh.

Bên cạnh đó, ông Thịnh cho rằng, Nhà nước nên có các chính sách liên kết DN nhỏ và DN lớn để tạo thành chuỗi cung ứng hàng hóa ngay trong nước. Việc làm này sẽ giúp DN nhỏ nhanh chóng tham gia vào chuỗi cung ứng, đồng thời nâng cao vị thế của DN lớn trong thương mại quốc tế. Ngoài ra, nên đẩy mạnh số hóa, kết nối nhà sản xuất và người tiêu dùng trên mạng lưới internet, tạo ra mạch riêng cho phân phối, vừa giảm chi phí, lại gắn kết sản xuất và tiêu dùng./.

Bùi Tư

    热门排行

    友情链接