Ổn định tỷ giá,ầnsửdụngtốtcôngcụphòngngừarủirotỷgiátrongxuấtnhậpkhẩban xep han phap giảm bớt nỗi lo cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu | |
Giải bài toán tỷ giá, đảm bảo hài hòa cho chính sách xuất nhập khẩu | |
Không giữ được tỷ giá sẽ gây khó khăn cho xuất nhập khẩu |
Việc ổn định tỷ giá rất quan trọng để giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, có nguồn ngoại tệ phục vụ xuất nhập khẩu. Ảnh: ST |
Lo ngại trước những bất ổn tài chính toàn cầu
Từ giữa tháng 3, hàng loạt thông tin về tình hình bất ổn tại một số ngân hàng lớn của Mỹ, Thụy Sĩ đã khiến thị trường rúng động. Theo báo cáo thị trường của Công ty Chứng khoán SSI, trạng thái bất ổn vẫn đang xảy ra trên hệ thống ngân hàng tại Mỹ sau sự kiện Silicon Valley Bank (SVB) sụp đổ dẫn đến làn sóng rút tiền ồ ạt ở các ngân hàng vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ) phải chấp nhận sự tiếp quản của đối thủ UBS trong một thỏa thuận có sự bảo lãnh từ ngân hàng trung ương Thụy Sĩ. Vì thế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và một số ngân hàng trung ương lớn khác đã phải công bố thực hiện các hợp đồng hoán đổi tiền tệ nhằm hỗ trợ thanh khoản USD để ngăn chặn việc lây lan tiềm ẩn từ sự sụp đổ của một loạt các ngân hàng trong thời gian vừa qua.
Cùng với đó, Fed đã quyết định tăng lãi suất lần thứ 9 kể từ đầu năm ngoái, tăng 0,25 điểm %, đưa lãi suất cho vay qua đêm hiện nay của Fed là 4,75-5%. Không chỉ Fed, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ cũng tăng lãi suất lên tới 0,5%, bất chấp sự cố Credit Suisse.
Diễn biến này khiến các chuyên gia nhận định, mặt bằng lãi suất cao tiếp tục được duy trì trong bối cảnh lạm phát chưa được kiểm soát. Hiện tại, chỉ số DXY - đo lường biến động của USD so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt trên thế giới đang giao dịch ở quanh mức 103 điểm, hồi phục sau khi rơi xuống mức 102,3 điểm - thấp nhất trong 7 tuần qua vào phiên giao dịch giữa tuần trước. Tuy nhiên, mức điểm hiện tại của chỉ số DXY vẫn thấp hơn khá nhiều so với mức 105,6 điểm đạt được hồi đầu tháng 3.
Mặc dù vậy, bối cảnh trong nước hiện nay cho thấy, tỷ giá không còn là mối quan tâm quá lớn, vấn đề quan trọng ở đây là cơ quan quản lý tiền tệ phải điều hành cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực, so với năm ngoái, áp lực lãi suất và tỷ giá trong nước đã giảm đi rất nhiều vào đầu năm nay. Vì thế, việc tăng lãi suất lần này của Fed nằm trong tiên lượng, trong tính toán của cơ quan điều hành và nhà đầu tư, nên sẽ tác động không đáng kể tới thị trường Việt Nam.
Trong nước, tỷ giá trung tâm ngày 27/3 niêm yết ở mức 23.602 VND/USD, tăng 2 đồng so với cuối tuần trước. Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá hiện đang được niêm yết ở mức 23.340 VND/USD chiều mua vào và 23.660 VND/USD chiều bán ra, không có nhiều biến động so với thời điểm đầu năm 2023.
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, lạm phát đã hạ nhiệt và dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2023 sẽ tăng trong khoảng 3,2-4,5%, nằm trong mục tiêu 4,5% của Chính phủ. Do đó, đây sẽ là yếu tố thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Vì thế, NHNN đang liên tục mua vào dự trữ ngoại hối, sau khi đã bán ra khoảng 27 tỷ USD trong giai đoạn cuối năm ngoái nhằm hỗ trợ tỷ giá.
Sử dụng tốt các công cụ phòng ngừa rủi ro
Có thể nói, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang cần phục hồi thì nguồn vốn và ngoại tệ “rẻ” sẽ tạo thành tác động tích cực đến hoạt động đầu tư cho sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị hàng hóa. Theo đại diện Công ty TNHH Tư vấn và Thương mại AAGroup, với các doanh nghiệp phải nhập khẩu thì tỷ giá ở mức cao sẽ khiến chi phí giá thành sản phẩm gia tăng, khó tiêu thụ hơn, nhưng với các doanh nghiệp xuất khẩu thì ngược lại, tỷ giá tăng sẽ giúp doanh thu và lợi nhuận nhiều hơn. Vì thế, việc ổn định tỷ giá rất quan trọng để giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, có nguồn ngoại tệ phục vụ xuất nhập khẩu.
Nhận định về diễn biến tỷ giá thời gian tới, các chuyên gia Công ty Chứng khoán ACBS cho rằng áp lực giảm giá Việt Nam đồng sẽ thấp, bởi đồng USD suy yếu với dự báo có thể tiếp tục do Fed dự kiến sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất vào năm 2023 và có thể dừng tăng lãi suất trong nửa cuối năm 2023. Hơn nữa, nguồn vốn FDI giải ngân dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh do Việt Nam vẫn là nhà sản xuất chi phí thấp, kinh tế vĩ mô ổn định và chi phí lao động cạnh tranh hơn trong khu vực. Cùng với đó, sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dịch vụ, đặc biệt đến từ du lịch quốc tế cũng là yếu tố hỗ trợ cho dòng vốn ngoại. Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu, một trong những nguồn cung cấp USD chính cho Việt Nam, có thể vẫn khả quan trong năm 2023, mặc dù tốc độ tăng trưởng có thể điều chỉnh.
Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn cảnh báo về việc phải tiếp tục thận trọng với lạm phát, sự suy yếu của VND, đòi hỏi cơ quan quản lý phải sẵn sàng ứng phó. Theo các chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB), các cấp có thẩm quyền cần điều chỉnh cách thức can thiệp tỷ giá để tránh hao hụt dự trữ, qua các phương án nhằm nâng cao độ linh hoạt của tỷ giá và tiếp tục thắt chặt thanh khoản trong nước.
Về phía các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, về lâu dài, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải làm tốt hơn công tác dự báo để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong đó chủ động các kịch bản ứng phó phù hợp nhất với biến động của tỷ giá, nên tham gia vào các công cụ về phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam và nước ngoài đều có nhiều sản phẩm, dịch vụ để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu như tài trợ thương mại và ưu đãi thanh toán quốc tế cũng như mua bán ngoại tệ. Vì thế, nếu doanh nghiệp chủ động hơn trong việc lựa chọn những ngân hàng có khả năng tài trợ thương mại tốt, sử dụng các công cụ tài chính phái sinh, đồng thời sàng lọc thị trường và đa dạng hóa đồng tiền thanh toán thì sẽ có nhiều cơ hội giảm thiểu rủi ro, thậm chí hưởng lợi từ chênh lệch giá các đồng tiền.