Bụi mịn là gì?
Bụi là hỗn hợp phức tạp bao gồm các hạt vô cơ và hữu cơ ở dạng lỏng hoặc rắn bay lơ lửng trong không khí. Bụi hay hợp chất có trong bụi được gọi chung là Particulate Matter - ký hiệu PM. Bụi mịn bao gồm những hạt bụi có kích thước siêu vi với:
PM10 - Các hạt bụi dạng rắn hoặc lỏng siêu nhỏ với kích thước đường kính từ 2.5 - 10 µm (micromet).
PM2.5 - Các hạt bụi dạng rắn hoặc lỏng siêu nhỏ với kích thước đường kính hơn hoặc bằng 2,5 µm, nhỏ hơn sợi tóc khoảng 30 lần (sợi tóc có kích thước từ 50 - 70 µm).
Bụi mịn nguy hiểm thế nào?
Bụi mịn đang là vấn đề nhức nhối tại nước ta, đặc biệt là các thành phố lớn.
Trả lời Kênh Sức khỏe và An toàn thực phẩm (Đài Tiếng nói Việt Nam), ông Nghiêm Vũ Khải – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN giải đáp như sau:
"Bụi mịn hay bụi PM có kích thước 2.5 micron trở xuống (1 micron bằng 1/1000 của mm), tức là kích thước rất nhỏ. Thành phần cấu tạo của bụi mịn rất khác nhau và có thể chứa các nguyên tố kim loại nặng, nguyên tố độc hại đến sức khỏe con người.
Bụi mịn có thể xâm nhập vào cơ thể con người ở bất cứ vị trí nào hở ra, ví dụ như da, hệ hô hấp, hệ tuần tuần hoàn, mắt. Đây cũng là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, huyết áp, thậm chí là ung thư. Tình trạng này cũng được phát hiện khá lâu trên thế giới và tại Việt Nam, thời gian gần đây, người dân cũng tuyên truyền mạnh về tác hại của nó".
Nói về tác hại của bụi mịn, Báo VnExpress dẫn nguồn chuyên trang Health cho hay, bụi siêu mịn khi tiếp xúc lâu dài gây gia tăng tỷ lệ viêm phế quản mãn tính, giảm chức năng phổi và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim. Ước tính rằng, PM2.5 tăng 10 µg/m3 thì số bệnh nhân cấp cứu vì bệnh cao huyết áp sẽ tăng 8%, các bệnh về tim mạch cũng tăng lên. Do đó, những người có vấn đề về hô hấp và tim, trẻ em và người già nhạy cảm với bụi bẩn cần cẩn thận để đề phòng biến chứng.
Đối với những người thường xuyên làm việc trong môi trường ngoài trời như cảnh sát giao thông còn có khả năng bị các triệu chứng hô hấp và suy giảm chức năng phổi như viêm xoang ở người lớn và bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh. Các bà mẹ tiếp xúc lâu ngày có thể bị sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh và tử vong.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm, bụi PM2.5 còn được mệnh danh là "sát thủ âm thầm" bởi nó có thể thúc đẩy bệnh xơ gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và rối loạn chức năng gan. PM2.5 gây ra kháng insulin, viêm và góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Rất khó để tránh tiếp xúc với bụi mịn, đặc biệt là đối với những người dân sinh sống tại các thành phố lớn. Cần phải có thêm nhiều biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế tối đa lượng bụi mịn trong không khí mới giúp người dân giảm bớt phần nào nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
下一篇:Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
相关文章:
- Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- Hoàn cảnh đáng thương của 3 chị em gái
- Thế nào là xử lý thật nghiêm?
- Kiên Giang đón trên 1,3 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch
- Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- Diễn biến mới vụ nữ sinh Quảng Trị tát bạn gần 5 phút trên bục giảng
- Xả rác và câu chuyện của ý thức
- Vụ bé gái 2 tuổi tử vong ngày đầu đến lớp: Tạm đình chỉ nhóm lớp Phú An
- Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- “Biến tướng” cho vay không cần thế chấp
相关推荐:
- Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- Hoàn cảnh thương tâm của mẹ con cô Thỏa
- Quy hoạch điện: Phụ thuộc than đá ngắn hạn, hướng về năng lượng tái tạo
- “Sốt” đất sẽ không kéo dài
- Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- Đảm bảo an ninh trật tự trong du lịch
- Đất nền vùng ven
- Bắt đầu cùng con
- 'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau
- Quảng Trị xây dựng Trung tâm công nghiệp khí và cảng tổng hợp BBG hơn 5 tỉ USD