【keo nha caitv】“Sốt” đất sẽ không kéo dài
Đất ở các khu quy hoạch,Sốtkeo nha caitv đô thị khá “hút hàng”
Cách nhà tôi vài bước chân có nhà mệ C., do cần tiền sửa sang lại cái nhà cũ, bà nhờ người quen giới thiệu bán bớt miếng đất. Chưa được hai hôm đã có mấy người đến hỏi mua, bà ra giá 15 triệu đồng/m2, họ lập tức đồng ý mà không bớt đồng nào. Ai cũng mừng cho bà vì sắp có nhà mới, khi số tiền bán 100m2 được 1,5 tỷ đồng. Thế mà chưa được hơn tháng, khi sổ đỏ chưa kịp sang tên, người mua đã “sang tay” cho người khác với mức giá 17 triệu đồng/m2, thu lợi 200 triệu đồng.
Trường hợp khác, nhà một người bạn, do con cái làm ăn thua lỗ, ba mẹ bạn buộc phải bán nhà để giúp con trả nợ. Căn nhà hai tầng dù không hiện đại nhưng nhà bạn 6 người vẫn ăn ở bình thường được rao bán 2,2 tỷ đồng. Không lâu sau, có người ngả giá và mức giá được bán 2,05 tỷ đồng. Thế nhưng, mới đây khi cà phê với bạn, nghe bạn bảo họ (người mua), vừa bán lại với giá 2,4 tỷ đồng. “Họ lãi 350 triệu đồng chỉ trong vòng 2 tháng”, bạn nói.
Khá nhiều câu chuyện khác xung quanh việc mua bán nhà, đất thời gian gần đây và mẫu số chung gần như là người mua lãi cao chỉ sau một thời gian ngắn. Và gần như bất kỳ khu nhà đất nào khi rao bán ngay lập tức đều có người mua. Không chỉ đất trong dân, các khu quy hoạch, khu đất xem ghép được Nhà nước bán đấu giá cũng “sốt” không kém. Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế, gần như khu đất nào họ bán đấu giá cũng hết sạch trong vòng... một nốt nhạc. Và bao giờ người mua cũng gấp 3-5 lần so với số lượng lô đất được bán.
Không riêng ở TP. Huế, các địa phương lân cận như Hương Thủy, Phú Vang, đất cũng “sốt” không kém, nhất là các khu quy hoạch giáp ranh TP. Huế.
Để kiểm chứng thông tin này, tôi dự và chứng kiến một phiên đấu giá đất do Trung tâm Phát triển quỹ đất TX. Hương Thủy phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh Chuỗi Giá Trị tổ chức. Phiên đấu giá diễn ra 8 giờ nhưng từ hơn 7 giờ, hội trường UBND xã Thủy Thanh, nơi tổ chức đấu giá đông nghịt người. Ô tô đậu kín chỗ phía trước đường dẫn vào UBND xã.
Dù chỉ có 14 lô đất được tổ chức bán đấu giá nhưng có tới 66 hồ sơ đăng ký mua. Mỗi hồ sơ mua thường có hai người kèm theo người thân nên hội trường hôm đó có khoảng 150 người. Ban đầu, ban tổ chức chỉ cho một người vào tham gia đấu giá nhưng sau đó do những người phía ngoài phản đối nên ban tổ chức buộc phải cho họ vào hội trường.
Khi ban tổ chức vừa thông báo mức giá sàn, nội quy đấu giá, các bước đấu giá, chỉ mới bước thứ nhất, mức giá được đấu đã tăng gần gấp đôi so với giá sàn. Cụ thể, giá được Nhà nước đưa ra là 1,9 triệu đồng/m2 nhưng đã có người đấu lên gần 4 triệu đồng và mức giá chốt là 4,3 triệu đồng/m2, tăng hơn gấp đôi, nghĩa là lô đất từ 266 triệu đồng lên 602 triệu đồng. Các lô sau cũng tương tự, có lô còn cao hơn vài chục triệu đồng. Nhiều người ra về ngay từ lần đặt giá thất bại đầu tiên nhưng vẫn còn khá nhiều người nán lại đợi xem hết phiên đấu. Đa số những người không đấu trúng đều cho rằng mức giá quá cao, vượt quá khả năng của họ và lý do khách quan khác là khu đất khá xa TP. Huế.
Tại phiên đấu giá hôm đó, đại diện Công ty Đấu giá hợp danh Chuỗi Giá Trị thông tin, thời gian gần đây, họ liên tục phối hợp tổ chức bán đấu giá đất và lần nào lượng người mua cũng gấp nhiều lần so với số lô đất được bán. Có hôm đông quá họ phải thuê hội trường lớn và lúc nào mức giá đấu được chốt bán cũng tăng từ 1-2 lần so với giá khởi điểm.
Rõ ràng việc giá đất tăng sẽ có nhiều cái lợi. Cái lợi thứ nhất là ngân sách Nhà nước có thêm nguồn thu, thứ nữa người bán, người mua đều có thêm thu nhập. Song theo nhận định của một số chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, tình trạng “sốt” đất diễn ra như hiện nay sẽ không kéo dài. Điều đó được giải thích giá đất tăng theo quy luật 10 năm. Đợt “sốt” gần đây nhất là năm 2008 và sau 10 năm, kể từ khoảng giữa năm 2018, giá đất bắt đầu tăng trở lại. Quy trình này được nhận định sẽ kéo dài không lâu và chậm nhất đến khoảng hết năm nay sẽ dừng lại. Thế nên, các chuyên gia bất động sản khuyên người dân nếu không đủ tiềm lực tài chính thì không nên đầu cơ đất, khi đất đang “sốt”. Bởi qua “cơn sốt”, đất sẽ trở lại bình thường, lúc đó những ai mua đất bằng tiền vay ngân hàng… sẽ khó có lãi, thậm chí khó đảm bảo thu hồi vốn.
“Sốt” đất hiện tại cũng được nhận định có thể một phần do “cò” đất bắt tay với một số nhà đầu tư làm giá, thổi giá lên để bán những lô đất họ đã đầu tư cạnh đó. Do đó, người đầu tư cần cẩn trọng và cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua đất vào thời điểm này. Điều này cũng đã được chứng minh, cách đây 10 năm, rất nhiều người mua đất đã "ôm nợ" buộc phải bán tháo, bán đổ để thu hồi vốn nhưng việc đó cũng không dễ dàng chút nào, bởi khi đất đã hết "sốt", thì người mua cũng ít theo và thị trường bất động sản lúc đó cũng "đóng băng" thời gian dài.
Bài, ảnh: TÂM HUỆ
相关推荐
- Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
- EPR là con đường phát triển bền vững cho doanh nghiệp
- BIDV trồng cây xanh tại Lai Châu
- Những khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp trong xu hướng tiêu dùng xanh
- Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- Sinh viên tham gia cuộc thi tranh biện Giao thông xanh
- BIDV tổ chức hội thảo về kinh tế xanh
- Đẩy mạnh dự án 'Cánh rừng Net Zero', Vinamilk khoanh nuôi tái sinh 25ha rừng ngập mặn Cà Mau