Thông tin này khiến nhiều người thắc mắc,ắnrăngmàđábd kq bdn tại sao Huế chơi tại giải hạng Nhất lại phải họp, phải bàn bởi đây là điều tất yếu với một đội bóng vừa thăng hạng.
Lâu nay, kinh phí dành cho bóng đá không mấy dồi dào. Những chuyện thuê cầu thủ thật sự chất lượng, lương, thưởng “khủng”... “hình như” không có trong tư duy của bóng đá Huế. Vậy mà - nếu không tính 2 năm phải chơi hạng Nhì - thật khó có đội bóng nào như Huế. Dù ít tiền nhưng vẫn luôn là một đối trọng đáng kể với bất kỳ “đại gia” nào ở hạng Nhất, V-League. Đây là điều đáng và nên tự hào! Nói đến chuyện tự hào, từ đầu mùa giải hạng Nhì 2013, đoàn bóng đá Huế chìm trong cảnh nợ lương cầu thủ. Lúc đó không ít người than ngắn thở dài, lương còn nợ thì cầu thủ lấy đâu ra động lực mà đá, mà thăng hạng. Vậy mà cầu thủ vẫn đá, vẫn thăng hạng với danh vị vô địch giải hạng Nhì. Rứa mới oai! Năm nay, khi niềm vui trở lại “mái nhà xưa” chưa kịp tan thì đùng một cái, “thông tin hành lang” như gáo nước lạnh xối thẳng vào mặt tín đồ túc cầu Cố đô: Huế có chơi hạng Nhất hay không vẫn chưa biết được, còn lý do... vẫn là muôn thuở. Huế vẫn đang nghèo, chuyện này ai cũng biết. Nhưng đó không phải là lý do khiến bóng đá Huế không thể tham gia tại giải hạng Nhất sang năm. Vấn đề là Huế rất ít, nếu không muốn nói không có doanh nghiệp đủ tầm để “nuôi” một đội bóng chuyên nghiệp như quy định của LĐBĐVN đưa ra, trong khi CLB chuyên nghiệp không được phép “đụng” vào tiền của ngân sách. Thăng hạng nhưng không tham gia (bỏ cuộc) sẽ bị đánh rớt xuống hạng Ba (theo điều lệ LĐBĐVN quy định) chắc chắn là điều mà tỉnh và những người làm bóng đá Huế không bao giờ mong muốn. Nhưng muốn đăng ký tham gia thì tiền đâu ra để mua sắm cầu thủ, để tương quan lực lượng với mặt bằng chung của các đội bóng đang chơi tại giải hạng Nhất sang năm? Trước mắt, lãnh đạo tỉnh động viên đội bóng cứ tham dự hạng Nhất 2014, cố gắng thi đấu hết mình vì màu cờ, sắc áo. Về lực lượng, do không có nguồn để mua và trả lương cho các cầu thủ ngoại hay cầu thủ ngoại tỉnh, cách giải quyết là sử dụng lực lượng U21 và U19 (đa phần vừa tham gia hạng Nhì năm nay và còn trong hợp đồng đào tạo). Khi tìm được nguồn tài trợ sẽ mua sắm cầu thủ sau, ông Đoàn Phùng cho biết. Có thể cách giải quyết trên là biện pháp trước mắt và duy nhất của bóng đá Huế trong thời điểm chưa tìm được nguồn tài trợ cũng như đã đến hạn chốt danh sách đăng ký tham gia giải hạng Nhất sang năm. Tuy nhiên, việc sử dụng cầu thủ “cây nhà lá vườn” cũng đặt ra nhiều vấn đề. Nếu so ở hạng Nhì thì được, nhưng tại hạng Nhất, cầu thủ Huế không quá nổi bật, đó còn chưa kể, dù có “cắn răng” mà đá thì vẫn không thể tránh khỏi những thua sút về thể hình, thể lực, sức càn lướt, tỳ đè... với các ngoại binh. Và nếu tình hình không có chuyển biến theo hướng tích cực, không biết đội bóng có trụ lại được hạng Nhất hay không chứ đừng nói là góp mặt tại sân chơi V-League, ông Phùng lo âu. |