Tham dự Hội nghị có khoảng 60 đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế/đối tác phát triển trong lĩnh vực quản lý tài chính công (WB,ộTàichínhvàNgânhàngThếgiớitổchứcHộinghịNhómđốitáctàichínhcôkết quả bóng đá đêm qua và hôm nay ADB, EU, IMF, JICA, USAID,...), Đại sứ quán các nước có quan hệ hợp tác tài chính song phương với Bộ Tài chính (Nhật Bản, Canada, Đức...) và đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, trong nhiều năm qua, sự hỗ trợ của các đối tác phát triển và các nhà tài trợ đã đóng góp tích cực và thiết thực vào các đột phá chiến lược của ngành Tài chính như: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tài chính; nâng cao hiệu quả huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính công; đổi mới các quy trình nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ngành Tài chính và tăng cường năng lực cán bộ ngành Tài chính. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc phát biểu: “Trong giai đoạn 10 năm tới, cải cách tài chính công, đặc biệt là cải cách thể chế tài chính, hiện đại hóa ngành Tài chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo đời sống an sinh xã hội và thực hiện hiệu quả các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển nền kinh tế số, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bao trùm và bền vững”. Chính vì vậy, tại hội nghị, Bộ Tài chính mong muốn được lắng nghe những chia sẻ và góp ý của các đối tác phát triển, các nhà tài trợ về những kết quả đạt được của ngành Tài chính thời gian qua, những thách thức và khuyến nghị về các giải pháp chính sách tài khóa thời gian tới để hoàn thiện các ưu tiên chiến lược ngành Tài chính từ nay đến năm 2030. Bộ trưởng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, phối hợp và hỗ trợ nguồn lực tài chính của các đối tác phát triển và các nhà tài trợ để thực hiện thành công các mục tiêu và nhiệm vụ ưu tiên quan trọng của ngành Tài chính trong thời gian tới.
Thay mặt cho nhóm đối tác phát triển, bà Carolyn Turk gửi lời cảm ơn về cuộc đối thoại cấp cao được tổ chức ngày hôm nay. “Chúng tôi ghi nhận đây là lần đầu tiên chúng ta tổ chức cuộc họp lại kể từ năm 2018, đồng thời hoan nghênh Bộ Tài chính tiếp tục duy trì diễn đàn này hàng năm trong thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu quả chính sách và các hoạt động hợp tác giữa Bộ Tài chính và cộng đồng phát triển”, bà Carolyn Turk phát biểu. Bà Carolyn Turk khẳng định, Ngân hàng Thế giới sẵn sàng tiếp tục quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các bên nhằm hỗ trợ cho những cải cách quản lý tài chính công thế hệ mới để hỗ trợ Việt Nam phục hồi xanh, bao trùm và có khả năng chống chịu qua đại dịch cũng như trong triển khai các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà đã thông tin khái quát về một số nội dung chính, bao gồm: kết quả thực hiện chính sách vĩ mô và tài khóa năm 2021, định hướng chính sách tài khóa năm 2022 và một số năm tiếp theo; việc phối kết hợp với các nhà tài trợ trong việc thực hiện chính sách tài khóa và hỗ trợ cải cách quản lý tài chính công. Tại hội nghị cũng đã nhận được 11 ý kiến từ phía các đối tác phát triển chia sẻ, đánh giá về tình hình thực hiện chính sách tài khóa của Việt Nam năm 2021, định hướng chính sách tài khóa năm 2022 và một số năm tiếp theo. Phát biểu bế mạc hội nghị, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc ghi nhận và cảm ơn ý kiến đóng góp của các đối tác phát triển, đồng thời sẽ tiếp tục nghiên cứu thấu đáo các ý kiến này để kịp thời đưa ra những tham mưu chính sách với Chính phủ và thực hiện hiệu quả công tác điều hành chính sách tài khóa trong thời gian tới. "Bộ Tài chính mong muốn thiết lập kênh đối thoại chính sách thường xuyên hơn ở cấp cao để lắng nghe và trao đổi sâu hơn, cụ thể hơn với các đối tác phát triển và các nhà tài trợ về các chủ đề tài chính công mà các bên cùng quan tâm" - Bộ trưởng đề nghị./. |