【lịch thi đấu uefa】Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 3

 人参与 | 时间:2025-01-11 00:18:12
Kỳ họp thứ 3,ốchộikhóaXVthôngquaNghịquyếtkỳhọpthứlịch thi đấu uefa Quốc hội khóa XV: Chất vấn 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, tài chính, ngân hàng và giao thông vận tải Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự bế mạc kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV
Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 3
Các đại biểu Quốc hội đoàn Bình Định bấm nút thông qua nghị quyết.

Nghị quyết nêu: Sau 19 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình kỳ họp thứ 3.

Tại kỳ họp, Quốc hội đã xem xét, thông qua 5 luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Điện ảnh, Luật Thi đua, khen thưởng và Luật Cảnh sát cơ động.

Cùng với đó, Quốc hội đã xem xét, thông qua 17 nghị quyết. Trong đó có một số nội dung đáng chú ý như Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”; Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; một số Nghị quyết về chủ trương đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng lớn,...

Quốc hội cũng cho ý kiến về 6 dự án luật: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện và Luật Dầu khí (sửa đổi).

Nghị quyết cũng nêu rõ, về kết quả phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022, sau khi xem xét các báo cáo Chính phủ trình, Quốc hội đánh giá, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành những quyết sách đúng đắn, kịp thời, tạo tiền đề căn bản để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

GDP quý I đạt 5,03% và tiếp tục tăng trưởng khá trong quý II; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 5 tháng đạt hơn 305 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ 2021, cán cân thương mại thặng dư; thu ngân sách nhà nước đã đạt hơn 57% dự toán năm, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2021. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm; lãi suất huy động và tỷ giá tăng, song vẫn trong tầm kiểm soát.

Tình hình dịch Covid-19 cơ bản được cải thiện tích cực. Văn hóa, thể thao, du lịch tiếp tục có chuyển biến tích cực, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp. Đời sống, việc làm, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng và tăng cường.

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; các sai phạm trên thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản đã được nhận diện, xử lý nghiêm và kiểm soát, lành mạnh hóa.

Bên cạnh kết quả đạt được, nhiều thách thức vẫn còn tiềm ẩn, một số vấn đề hạn chế vẫn còn tồn tại, Quốc hội yêu cầu Chính phủ và các cơ quan tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra.

Đối với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 về điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 38/2004/QH11, Quốc hội ghi nhận sự nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong việc triển khai dự án đường Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn 2 năm nhưng vẫn còn một số đoạn tuyến chưa được hoàn thành theo yêu cầu. Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan tiếp tục phối hợp thực hiện tốt các yêu cầu nêu trong Nghị quyết số 66/2013/QH13 và tổ chức rút kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện dự án; đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng, hoàn thành các dự án thành phần đang triển khai đã được bố trí vốn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 để sớm đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả toàn tuyến đường; kiểm toán, quyết toán kịp thời theo đúng các quy định của pháp luật,...

Về kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Quốc hội thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 đến hết ngày 31/12/2023 và giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cùng với việc rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng; trình Quốc hội xem xét chậm nhất tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Quốc hội cơ bản thống nhất với kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 như báo cáo của Chính phủ. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Quốc hội đề nghị Chính phủ triệt để tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước; xử lý nghiêm các hành vi gây thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản công, lao động, thời gian lao động trong khu vực Nhà nước, quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, đặc biệt là đất đai, khoáng sản; kiên quyết thu hồi đất đã giao mà chưa sử dụng theo quy định, đất do hành vi vi phạm pháp luật mà có; hằng năm, báo cáo Quốc hội kết quả rà soát, xử lý các vi phạm này tại kỳ họp giữa năm,...

Về điều chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành cấp phát ngân sách nhà nước, Quốc hội đồng ý với đề nghị của Chính phủ về việc chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành cấp phát ngân sách nhà nước cho 5 dự án và giao Chính phủ triển khai các nhiệm vụ cụ thể.

顶: 725踩: 4