当前位置:首页 > Thể thao

【ltd gh】Thủ tướng Chính phủ: Giáo dục đào tạo là nền tảng để phát triển khoa học công nghệ

Chiều 25/9,ủtướngChínhphủGiáodụcđàotạolànềntảngđểpháttriểnkhoahọccôngnghệltd gh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, Chủ tịch UBND TP.HCM, lãnh đạo các tỉnh thành với khách mời, tập đoàn trong nước và quốc tế. Đây là lần đầu tiên Diễn đàn Kinh tế TP.HCM có phiên đối thoại chính sách với Thủ tướng Chính phủ.

Tham dự Phiên Đối thoại chính sách có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi và lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương trong nước và quốc tế, đại diện các chuyên gia trong nước và quốc tế, các tổ chức tài chính.

Hoạt động này nhằm tạo cơ hội cho các địa phương, doanh nghiệp được trao đổi sâu rộng, thực chất với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương về thực trạng, giải pháp trong việc áp dụng mô hình chuyển đổi công nghiệp tại TP cũng như vấn đề chiến lược quốc gia, đồng thời kiến nghị Chính phủ những mô hình, giải pháp, chính sách ở tầm vĩ mô.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn. 

Phát biểu mở đầu phiên đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ niềm vui, tự hào về TP.HCM khi Diễn đàn tổ chức lần thứ 5, quy mô ngày càng lớn hơn, đối tượng nhiều hơn, vấn đề sâu sắc hơn, nhận được sự quan tâm của bạn bè, đối tác quốc tế. Theo Thủ tướng, chủ đề của diễn đàn về chuyển đổi công nghiệp là chủ đề rất rộng và cũng là tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của TP.HCM; là chủ đề mang tính thời sự của quốc tế.

"Diễn đàn rất có ý nghĩa với TP.HCM, với Việt Nam và cả bạn bè, đối tác quốc tế. Đây là cơ hội để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau tiến tới hợp tác cùng chia sẻ, lắng nghe cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng có niềm vui, hạnh phúc và sự tự hào. Tôi tin chắc sau Diễn đàn, mỗi người ra về đều có thêm "phần quà" là kiến thức mà Diễn đàn mang lại, ngoài tình cảm nồng hậu, ấm cúng của TP.HCM là đơn vị tổ chức. Từ sáng đến giờ, tôi cũng nhận được rất nhiều từ Diễn đàn" - Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển khoa học công nghệ trước hết phải phát triển giáo dục và đào tạo là nền tảng rất quan trọng. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; đã ban hành các nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục làm nền tảng cho phát triển khoa học công công nghệ như chuyển từ trang bị kiến thức đơn thuần sang kiến thức toàn diện.

Bên cạnh đó, Chính phủ xác định phải cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng bằng thể chế. Thể chế có vai trò rất quan trọng. "Thể chế, thể chế và thể chế". Do đó, phải hoàn thiện thể chế góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là một trong những đột phá.

Thứ hai, tập trung đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các nội dung trên. Thứ ba, về nguồn lực, phải sửa đổi các quy định để phát triển thị trường khoa học công nghệ, sản phẩm khoa học công nghệ là một loại hàng hóa có thể giao dịch trên thị trường một cách công khai, minh bạch, đúng giá trị, tuân thủ quy luật thị trường. Lấy nguồn lực Nhà nước là vốn mồi, dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực xã hội.

Cùng với đó, tháo gỡ vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách để bộ máy quản lý khoa học công nghệ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; có cơ chế, chính sách khuyến khích sự năng động, sáng tạo vì nhiệm vụ chung, vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, trong đó có giải pháp về cán bộ.

Thủ tướng: Giáo dục đào tạo là nền tảng để phát triển khoa học công nghệ.

Chia sẻ về cơ chế, chính sách tạo đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế, nhất là chuyển đổi công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, Đảng đã có chủ trương, đường lối về chuyển đổi kinh tế, trong đó có Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chính phủ đã và đang hiện thực hóa Nghị quyết của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, Chính phủ phải nắm chắc tình hình, phân tích, đưa ra các giải pháp để phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của mình và tham khảo kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam và xu thế thế giới.

Thủ tướng Chính phủ cho biết, việc chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. Chính phủ đang tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế; xây dựng cơ chế chính sách để huy động nguồn lực nhằm phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, hạ tầng giao thông, hạ tầng chống biến đổi khí hậu, hạ tầng xã hội; nâng cao năng lực quản trị; đào tạo nguồn nhân lực; huy động sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

Trước câu hỏi về việc Chính phủ đã làm gì để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, do biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên… khiến vấn đề phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn được thúc đẩy và Việt Nam xác định không hy sinh môi trường để lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Thủ tướng nhấn mạnh, vấn đề môi trường tác động đến mọi người dân, mọi quốc gia nên cần có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân. Trong đó, cần nâng cao nhận thức của người dân và có chính sách huy động sự tham gia của người dân phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Đối với chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, để phát triển Việt Nam xác định nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá, trong đó có nguồn lực từ FDI. Vì các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ đưa vào Việt Nam tài chính, công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực… mà còn giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Muốn thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã và đang hoàn thiện thể chế, cắt giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; thúc đẩy phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng xã hội để giảm chi phí logictics, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là các nhân lực cho các ngành mới nổi…, với phương châm “thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, con người và quản lý phải thông minh”.

Khẳng định Việt Nam luôn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp; không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự, Thủ tướng Chính phủ mong muốn các nhà đầu tư yên tâm, tiếp tục đầu tư lâu dài, hiệu quả tại Việt Nam.

Phiên Đối thoại chính sách giữa Thủ tướng Chính phủ và các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế.

Trả lời câu hỏi về tiến trình của Trung ương, địa phương thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 về giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Thủ tướng Chính phủ cho biết, hiện nay Trung ương đang làm chính sách, đường lối, cơ chế, luật pháp, chương trình, kế hoạch; đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực quản lý, huy động nguồn vốn… cho vấn đề này. Còn địa phương phải chủ động thực hiện theo thẩm quyền để thực hiện theo chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương, vận dụng một cách tốt nhất phù hợp điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; huy động sự tham gia của người dân và doanh nghiệp.

Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng cho biết, phải thực hiện chuyển đổi năng lượng, từ năng lượng phát thải nhiều carbon sang năng lượng sạch, năng lượng xanh, trong đó có lộ trình chấm dứt hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than thay bằng năng lượng nguyên tử, điện gió, điện mặt trời, hydrogen, điện sinh khối, khí hóa lỏng… Việt Nam đã ban hành và thực hiện Quy hoạch điện VIII theo hướng nói trên; ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp và sắp ban hành trong tuần tới nghị định về khuyến khích điện mặt trời mái nhà.

Thủ tướng Chính phủ cho biết, Việt Nam cũng quan tâm phát triển giao thông xanh, xe điện, vận tải ít phát thải; thúc đẩy xây dựng các dự án lớn về đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị… Việt Nam đang làm rất tích cực và cần sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế, như các nước G7 hỗ trợ Việt Nam thông qua quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) giữa Việt Nam và Nhóm các Đối tác quốc tế (IPG).

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra vấn đề "tại sao phải chuyển đổi". Theo Thủ tướng, trước tình hình thay đổi, chúng ta phải có cách ứng xử phù hợp, thích ứng để phát triển. Muốn có chính sách, giải pháp hiệu quả thì phải nắm chắc tình hình, dù tình hình hiện nay phức tạp, khó lường, khó định đoán.

Đến nay, Việt Nam đã hình thành được hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Việt Nam xác định 3 yếu tố nền tảng, trụ cột bao gồm xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nguyên tắc xuyên suốt là lấy người dân là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất, là động lực và mục tiêu của sự phát triển.

Cùng với đó là sáu định hướng lớn, bao gồm: Đường lối đối ngoại (độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đa dạng hóa và là thành viên tích cực trong cộng đồng quốc tế); xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng nền kinh tế độc lập, hội nhập sâu rộng; củng cố quốc phòng, an ninh; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và cuối cùng là xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, toàn diện.

Về quá trình chuyển đổi của Việt Nam, Thủ tướng chia sẻ, trong tổng thể chuyển đổi của Việt Nam thì có nội dung chuyển đổi công nghiệp, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số. Trong đó, TP.HCM là địa phương luôn đi đầu trong đổi mới, luôn là trung tâm tăng trưởng, tiên phong trên nhiều lĩnh vực, trong đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống người dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế.

Nói về diễn đàn kinh tế TP.HCM, Thủ tướng đồng tình cao với ý kiến của các đại biểu về yêu cầu chuyển đổi công nghiệp toàn diện tại TP.HCM, xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại, ngang tầm lịch sử, nhân dân năm sau luôn được hạnh phúc, ấm no hơn năm trước, phát triển hài hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa kinh tế, xã hội, môi trường.

Ông tin tưởng, với truyền thống và sự nỗ lực của TP.HCM, sự hỗ trợ của Trung ương, của bạn bè, đối tác quốc tế, sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, TP.HCM nhất định sẽ đạt được mục tiêu nói trên. Tuy nhiên, chuyển đổi công nghiệp phải vừa làm mới các ngành công nghiệp truyền thống (như cơ khí chế tạo, hóa chất…), vừa phải phát triển các ngành công nghiệp mới với khái niệm rộng hơn, liên quan tới lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm. Muốn làm được điều này, phải xây dựng và hoàn thiện thể chế, vừa qua TP.HCM đã được Quốc hội ban hành nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù.

Song song đó là việc phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại; tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao; quản trị thông minh. Ngoài ra, phải có các giải pháp huy động nguồn lực thông qua đẩy mạnh hợp tác công tư. Thủ tướng cho rằng, TP.HCM có điều kiện làm được và phải làm bằng được.

Ngoài các nội dung trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành phải xây dựng thể chế cùng TP.HCM; ưu tiên về cơ chế, chính sách để tiếp tục phát huy nguồn lực của thành phố; xây dựng chiến lược chung cho cả nước, trong đó có chiến lược riêng, cơ chế đặc thù với TP.HCM vì Thành phố gánh vác trọng trách, sứ mệnh nhiều hơn, cao hơn. Với doanh nghiệp, Thủ tướng kêu gọi tinh thần hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Thủ tướng khẳng định thêm, TP.HCM phải xây dựng hạ tầng thông suốt, thể chế thông thoáng, quản trị thông minh, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp và cải thiện môi trường, đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thành công của nhà đầu tư là thành công của TP.HCM và của Việt Nam.

Đối với các đối tác, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn dành cho Việt Nam ưu đãi tài chính; từng bước chuyển giao công nghệ để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, cung ứng toàn cầu; góp phần đào tạo nhân lực; nâng cao năng lực quản trị hiện đại, thông minh; góp phần xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Kim Thoa

分享到: