Cần thiết phải áp dụng quản lý rủi roViệc áp dụng QLRR của Hải quan Việt Nam chủ yếu được xuất phát từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và đáp ứng chương trình cải cách, phát triển, hiện đại hoá hải quan, cùng với việc triển khai Luật Hải quan năm 2005, ngành Hải quan đã chính thức triển khai áp dụng QLRR trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Trong những năm qua, bằng việc áp dụng quản lý rủi ro kết hợp với chuyển đổi từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", ngành Hải quan đã đạt được những thành quả hết sức quan trọng, tạo ra sự thay đổi căn bản trong phương thức quản lý hải quan, từ thủ công sang tự động hóa dựa trên đánh giá rủi ro; qua đó làm giảm đáng kể tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa.
Đặc biệt, với việc áp dụng QLRR, ngành Hải quan đã chủ động phát hiện và kiểm soát trước đối với những nguy cơ vi phạm pháp luật hải quan; tạo lập môi trường tuân thủ, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước, đáp ứng 2 mục tiêu tạo thuận lợi thương mại và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Phát biểu khai mạc, ông Hoàng Việt Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, việc áp dụng QLRR trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành là cần thiết và phù hợp với yêu cầu cải cách, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian qua, bằng sự nỗ lực của các bộ, ngành, công tác quản lý chuyên ngành đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như: cải cách thủ tục, chính sách chuyên ngành, cắt giảm danh mục mục kiểm tra chuyên ngành theo hướng trọng tâm trọng điểm hơn, từng bước thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý chuyên ngành. Tuy nhiên, cùng với kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn nhất định, tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: thực hiện kiểm tra hải quan theo yêu cầu quản lý chuyên ngành; nội dung, phương thức kiểm tra, hiệu quả kiểm tra; thông tin, dữ liệu phân tán, chưa thống nhất, đồng bộ, chưa kịp thời cung cấp, chia sẻ đến các bên có liên quan; chưa có cơ quan đầu mối chủ trì, quản lý chung các nội dung liên quan đến QLRR trong quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành. “Để hiểu rõ hơn việc áp dụng QLRR trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, hội thảo này giúp chúng ta thấy được tổng quan về công tác QLRR hải quan, áp dụng QLRR trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, áp dụng QLRR trên cơ sở thực hiện các chính sách quản lý chuyên ngành của các bộ, ngành” - ông Cường nhấn mạnh. Tiếp thu kinh nghiệm quốc tếChia sẻ với những thành tựu của Việt Nam trong cải thiện việc thông quan hàng hóa trong thời gian qua, ông Claudio Dordi - Giám đốc Dự án tạo thuận lợi thương mại thuộc USAID, cho rằng: Việc cải cách kiểm tra chuyên ngành vẫn là một yêu cầu cần được tiếp tục cải thiện để tạo thuận lợi thương mại. “Chính phủ đã đặt những mục tiêu quan trọng để các cơ quan liên quan phối hợp triển khai việc quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành, đặc biệt trong đó là xây dựng trung tâm QLRR để quản lý thông quan trên toàn quốc một cách thống nhất. Hội thảo hôm nay chính là một cơ hội để các bên cùng lắng nghe những kinh nghiệm quốc tế tốt nhất liên quan đến QLRR thống nhất, tập trung và thảo luận những lựa chọn một mô hình phù hợp cho Việt Nam” - đại diện USAID nói. Tại hội thảo, đại diện Tổng cục Hải quan đã trình bày về thực trạng quản lý kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam và nhu cầu cải tiến để tăng cường tạo thuận lợi thương mại, đồng thời đảm bảo quản lý nhà nước. Tiếp đó, ông Daniel Baldwin - chuyên gia quốc tế Dự án USAID TFP, giới thiệu những thông lệ quốc tế tốt nhất về trung tâm QLRR liên ngành tập trung, bao gồm mô hình Trung tâm Xác định trọng điểm quốc gia của Cơ quan hải quan và biên giới Hoa Kỳ (US CBP) và đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam. Ông Vũ Ngọc Anh - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, chuyên gia trong nước của Dự án USAID TFP, cũng đưa ra một số nhận xét về khả năng thành lập mô hình trung tâm QLRR liên ngành tập trung tại Việt Nam. Thủ tục quản lý kiểm tra chuyên ngành được cải cách sẽ giúp giảm thời gian và chi phí thông quan, giải phóng hàng, cũng như tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp.
|