TheựcđầutưnướcngoàiHiệuquảkinhtếchưatươngxứngvớiưuđãiđượchưởdự đoán chelsea hôm nayo Báo cáo thường niên về đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam năm 2021 được Hiệp hội doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (VAFIE) công bố ngày 10/5, trong hơn 3 thập kỷ qua (kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã không ngừng phát triển, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của đất nước theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đánh giá về những đóng góp của khu vực FDI, GS. Nguyễn Mại - Chủ tịch VAFIE cho biết, khu vực này đã có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, đóng góp của khối FDI vào tăng trưởng kinh tế đã tăng lên từ 2,1% năm 1989 lên 22,3% năm 2020. Khu vực kinh tế FDI trở thành động lực quan trọng và ổn định với tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn các khu vực kinh tế khác.
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, khối này cũng đóng góp lớn vào tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 26,3% giai đoạn 1989-1996 lên 70,5% giai đoạn 2016-2020. Trong đó, năm 2020 chiếm 71,7%, đạt 202,85 tỷ USD; xuất siêu đạt 33,845 tỷ USD, bù đắp 13,9 tỷ USD nhập siêu của doanh nghiệp trong nước tạo ra kỷ lục xuất siêu 19,9 tỷ USD. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI đạt 246,7 tỷ USD, tăng 20,7% so với năm trước và chiếm 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, xuất siêu gần 28,5 tỷ USD bù đắp được nhập siêu 25,5 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước tạo ra xuất siêu 3 tỷ USD. Hoạt động xuất khẩu của khu vực kinh tế FDI đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu vào hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngoài ra, khối FDI cũng đã thể hiện đóng góp tích cực vào ngân sách và cán cân thanh toán quốc tế. Thống kê cho thấy, đóng góp của khối FDI vào ngân sách nhà nước tăng nhanh. Giai đoạn 2011-2020, khu vực FDI chiếm bình quân 28% tổng thu ngân sách nhà nước. Theo Ngân hàng nhà nước, từ năm 2007, vốn FDI thực hiện đạt bình quân 10 tỷ USD/năm; năm 2021 đạt 19,74 tỷ USD đóng góp quan trọng vào cán cân thanh toán quốc tế của nước ta.
Nguồn: VAFIE Đồ họa: Hồng Vân |
Về hiệu ứng lan tỏa, GS. Nguyễn Mại nêu ra dẫn chứng, hơn 100 tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới như Samsung, LG, Intel, General Electric, Sanofi, Panasonic,… đã đầu tư nhiều dự án quy mô lớn và công nghệ cao tại Việt Nam, làm cho Việt Nam trở thành “cứ điểm” sản xuất một số sản phẩm có giá trị gia tăng cao như smartphone, máy tính bảng, máy tính cầm tay, sản phẩm điện gia dụng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa và gia tăng mức độ tinh vi của sản phẩm đã thể hiện năng lực của người lao động Việt Nam hấp thụ công nghệ hiện đại - một yếu tố then chốt cho tăng trưởng. Các DN FDI có tác động thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của DN trong nước.
Những đóng góp của khối FDI đối với kinh tế Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, GS. Nguyễn Mại cũng đã chỉ ra những hạn chế, bất cập của khu vực FDI cũng như trong thu hút FDI thời gian qua.
Về chất lượng và hiệu quả kinh tế, theo GS. Nguyễn Mại, trên thực tế, hiệu quả kinh tế của nhiều DN FDI chưa tương xứng với quy mô vốn, năng lực và những ưu đãi được hưởng. Số lượng dự án có công nghệ hiện đại, công nghệ nguồn từ Mỹ, châu Âu chỉ chiếm 5%, công nghệ trung bình chiếm 80%, công nghệ lạc hậu chiếm 15%. FDI chủ yếu tập trung ở một số ngành có trình độ công nghệ thấp để tận dụng chi phí lao động giá rẻ, hưởng ưu đãi. Ngoài ra, số lượng DN FDI thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tập trung trong ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và các ngành kinh tế khác còn ít và chưa được chú trọng.
Đóng góp vào việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcBáo cáo thường niên về Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam năm 2021 cho thấy, khu vực FDI đã có đóng góp tích cực vào việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI đã tăng lên từ 330 nghìn người năm 1995 lên 1,5 triệu người năm 2007 và 4,6 triệu người vào năm 2021. Năng suất lao động của khu vực này gấp 2,7 lần nền kinh tế và gấp 5 lần khu vực kinh tế ngoài nhà nước. |
Bên cạnh đó, còn xảy ra hiện tượng mất cân đối theo vùng và địa phương. Cụ thể, FDI tập trung chủ yếu tại các vùng có điều kiện thuận lợi như vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, một số tỉnh thành có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, Đà Nẵng… Những địa phương thu hút được nhiều FDI thì có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn, nảy sinh tình trạng phát triển không đều giữa các vùng.
Dù thu hút được nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn tụ hội về Việt Nam nhưng trên thực tế, khối này mang lại hiệu ứng lan tỏa và trình độ công nghệ chưa cao. DN FDI thiếu liên kết, chưa có tác động lan tỏa với DN trong nước. DN FDI chủ yếu nhập khẩu về để phục vụ sản xuất, hạn chế nhận cung ứng nguyên vật liệu, hàng hóa từ các DN trong nước. Tỷ lệ nội địa hóa hiện nay chiếm bình quân 20-25% và Việt Nam vẫn nằm ở vị trí thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, chủ yếu ở khâu lắp ráp cuối cùng của chuỗi với giá trị gia tăng thấp. Ngoài ra, còn nhiều mặt trái trong thu hút, sử dụng FDI cũng được chỉ ra như: tình trạng chuyển giá để trốn thuế, một số dự án FDI gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả sử dụng đất của một số dự án FDI chưa cao; thể chế, pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài chưa hoàn chỉnh, chồng chéo, thực thi không nghiêm minh nên một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng kẽ hở pháp luật để trực lợi- tình trạng đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng” trong những ngành và lĩnh vực hạn chế FDI…