游客发表
发帖时间:2025-01-12 10:08:49
Diễn biến CPI sát với dự báo Tại cuộc họp,ạmphátnămsẽđượckiểmsoátởmứcdướsoi kèo changchun yatai đại diện Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá (gọi tắt là Nhóm giúp việc), ông Đặng Công Khôi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, dự báo chỉ số CPI tháng 9/2018 có thể tăng trong khoảng 0,5 - 0,6% so với tháng 8/2018, tăng 3,88 - 3,99% so cùng kỳ năm 2017 và tăng 3,1 - 3,2% so với tháng 12/2017. 9 tháng đầu năm, CPI bình quân biến động theo hướng tăng dần qua các tháng, từ mức 2,65% (tháng 1) tiến dần đến mức 3,01% (bình quân 5 tháng), tăng với tốc độ nhanh hơn trong 2 tháng tiếp theo lên mức 3,45% (bình quân 7 tháng) và tăng chậm lại trong 2 tháng gần đây, dự kiến chạm mức 3,56 - 3,57% (bình quân 9 tháng). Mức tăng CPI bình quân tăng nhanh trong các tháng giữa năm chủ yếu do mặt bằng giá của tháng 5, 6, 7 năm 2017 ở mức thấp trong khi mặt bằng giá các tháng 5, 6, 7 năm 2018 ở mức cao hoặc chỉ giảm nhẹ. Theo nhận định của Nhóm giúp việc, diễn biến chỉ số giá tiêu dùng trong 9 tháng đầu năm tương đối sát với dự báo, trong đó một số yếu tố làm gia tăng sức ép lên mặt bằng giá mang tính quy luật hàng năm như giá một số mặt hàng tăng cao vào dịp lễ, tết và nhanh chóng giảm trở về bình thường sau tết. Trong các tháng gần đây, mặt bằng giá thị trường trong nước chịu áp lực lớn từ biến động tăng cao của giá xăng dầu thế giới; giá thịt lợn hồi phục và hiện đang ở mức cao; giá LPG tăng theo diễn biến giá thế giới... “Nhìn chung, tuy CPI trong các tháng gần đây có dấu hiệu tăng trở lại nhưng tình hình lạm phát 9 tháng đầu năm diễn biến vẫn theo như dự báo và nằm trong kịch bản của Nhóm giúp việc đã báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá từ đầu năm” - ông Đặng Công Khôi nói. Cùng với diễn biến trong tầm kiểm soát của CPI, lạm phát cơ bản tháng 8/2018 chỉ tăng 1,54% so với cùng kỳ, hiện vẫn ở mức thấp; bình quân 8 tháng đầu năm 2018 lạm phát cơ bản so cùng kỳ tăng 1,38%, thấp hơn mức 1,47% của năm 2017, cho thấy, chính sách tiền tệ tiếp tục thực hiện tốt vai trò kiểm soát lạm phát. Kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% Cũng tại cuộc họp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho rằng, diễn biến lạm phát 9 tháng năm 2018 nằm trong khả năng dự báo và dự kiến năm 2018 sẽ kiểm soát được CPI theo mục tiêu Quốc hội đề ra. Phó Thống đốc NHNN dự báo lạm phát cơ bản năm 2018 sẽ duy trì trong tầm kiểm soát, ở mức 1,44 - 1,5%, dự báo CPI năm 2018 ở mức 3,71 - 3,97%. Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, giá xăng dầu thành phẩm thế giới 9 tháng bình quân tăng 22 - 32%. Thời gian qua, Bộ Công thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong điều hành, sử dụng Quỹ Bình ổn giá với liều lượng thích hợp để đảm bảo giữ ổn định sản xuất và tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân. Theo ông Đỗ Thắng Hải, trong 9 tháng đầu năm đã có 18 đợt điều hành giá xăng dầu, trong đó có 2 lần giảm, 6 lần tăng và 10 lần giữ ổn định giá (do trích quỹ). Nguồn cung dồi dào sẽ góp phần ổn định giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Ảnh: T.T Dự báo từ nay đến cuối năm, mặt hàng này có thể tăng giá do giá thành phẩm thế giới đang tăng. Để giữ ổn định giá xăng dầu, đại diện Bộ Công thương cho rằng có thể can thiệp thông qua trích Quỹ Bình ổn giá. Tuy nhiên, số dư quỹ đến thời điểm 30/8 hiện còn 3.100 tỷ đồng, do đó cần phải cân nhắc hơn trong quá trình điều hành. Giá điện mặc dù không tăng trong năm 2018 theo chỉ đạo của Chính phủ, tuy nhiên theo Thứ trưởng Bộ Công thương, số lãi phát sinh dự kiến trong năm 2018 và năm 2019 của EVN là khoảng 15.252 tỷ đồng, chưa kể 5.483 tỷ đồng chi phí phát sinh trong năm 2017. Về phía Bộ Công thương sẽ kiểm soát giá thành, tiết giảm chi phí của EVN, kiểm tra, kiểm toán giá thành điện; tuy nhiên với chi phí phát sinh lớn của EVN, cần phải cân nhắc đề xuất tăng giá điện trong năm 2019. Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, thời gian qua, khối đại học, cao đẳng và mầm non, phổ thông điều chỉnh tăng giá học phí, tuy nhiên khối đại học, cao đẳng tăng thấp hơn dự kiến và nhiều trường không tăng; một số địa phương tăng học phí ở bậc học mầm non và phổ thông, ở địa bàn khó khăn không điều chỉnh tăng. Theo đó, giá học phí trong 9 tháng đầu năm tác động lên CPI khoảng 0,4%. Theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến trong quý IV/2018, một số yếu tố như giá xăng dầu, giá gas, giá thực phẩm… sẽ tác động lên CPI, tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát. Qua phân tích, đại diện đến từ các bộ, ngành đều đưa ra mức dự báo CPI năm 2018 ở mức dưới 4%. Phó Thủ tướng đánh giá cao công tác điều hành Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá Vương Đình Huệ nhấn mạnh, công tác quản lý điều hành giá tháng 9 và 9 tháng năm 2018 được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và Ban Chỉ đạo điều hành giá đã quyết liệt trong điều hành, bám sát thực tiễn, tăng tính dự báo và chủ động đưa ra các kịch bản. “Diễn biến lạm phát tháng 9 và 9 tháng năm 2018 cơ bản trùng khớp dự báo. Các bộ và các cơ quan ở địa phương đã chủ động vào cuộc. CPI tháng 9 dù là tháng cao điểm khai giảng năm học mới, tăng giá học phí và dịch vụ giáo dục, cùng với giá dầu thế giới tăng cao, nhưng chỉ tăng 0,59% so với tháng trước, thấp hơn dự báo là thành công lớn trong điều hành” - Phó Thủ tướng Chính phủ khẳng định. Phó Thủ tướng bày tỏ vui mừng bởi vì CPI trong tầm kiểm soát đã góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, tác động tích cực đến đầu tư và sản xuất, kinh doanh. Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao công tác điều hành sâu sát, khoa học, quyết liệt của các bộ, ngành, đặc biệt là Nhóm giúp việc. “Từ nay đến cuối năm chỉ số CPI vẫn còn nhiều thách thức nhưng trong tầm kiểm soát của Chính phủ. 3 tháng còn lại của năm, các kịch bản đang theo đúng hướng, yếu tố thuận là sản xuất nông nghiệp tăng trưởng cao, nguồn cung ổn định, giá thuốc chữa bệnh, giá vật tư y tế, giá cước viễn thông… dự kiến giảm; lạm phát cơ bản ở mức thấp; áp lực các mặt hàng điều chỉnh giá không lớn là những yếu tố quan trọng để giữ chỉ số giá tiêu dùng” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói. Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, không thể chủ quan trước những diễn biến bất lợi có thể tác động lên lạm phát, như: Giá xăng dầu đứng ở mức cao, diễn biến phức tạp; các yếu tố địa chính trị; tình hình thiên tai, bão lũ… Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ, ngành, địa phương từ nay tới cuối năm phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Theo đó, tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm bình ổn giá cả thị trường, nhất là đối với các mặt hàng giá thị trường có xu hướng tăng trong thời gian gần đây như xăng dầu, vật liệu xây dựng...; sớm hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng sinh học E5 RON 92 và phấn đấu tăng tỷ trọng sử dụng nhiên liệu sinh học so với tổng lượng cung ra thị trường. Cùng với đó, điều hoà cung cầu mặt hàng lương thực thực phẩm, nhất là thịt lợn hơi, trong đó: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Công thương chú ý cung cầu thị trường, khắc phục tình trạng găm hàng, đẩy giá lên cao. Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức tốt đấu thầu thuốc tập trung của kế hoạch năm 2018 và sớm chuẩn bị khung khổ chính sách cho đấu thầu thuốc năm 2019, kiên quyết đấu thầu thí điểm vật tư y tế của Bộ Y tế. Bộ Y tế khẩn trương ban hành thông tư kết cấu chi phí tiền lương vào dịch vụ y tế ngay trong năm 2018. Phó Thủ tướng cũng lưu ý cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; đồng thời, chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác điều hành giá, công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng. Đối với công tác điều hành giá năm 2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành, đánh giá tình hình và bám sát diễn biến quý IV/2018 để trình Ban Chỉ đạo điều hành giá kịch bản điều hành năm 2019 và thảo luận tại kỳ họp quý IV/2018 tới đây với mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 4%. Trong đó, chú ý đến tác động của giá thế giới, tình hình địa chính trị và chính sách giá một số dịch vụ công theo lộ trình (y tế, giáo dục) và giá điện, giá xăng dầu…/. Dự báo lạm phát năm 2019 khoảng 4% Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng dự báo CPI năm 2019 ở mức khoảng 4% và lạm phát cơ bản ở mức 1,6 - 2%. Đại diện đến từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng dự báo, CPI năm 2019 ở mức khoảng 4%, trong đó, dự kiến việc điều chỉnh bước 3 chi phí quản lý vào giá dịch vụ khám chữa bệnh sẽ tác động lên CPI khoảng 0,28%; giá dịch vụ giáo dục tác động khoảng 0,3 - 0,4% và giá xăng dầu tác động tới CPI từ 0,8 - 1% CPI.
Minh Anh
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接