Số liệu được Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố cho thấy,ếbiếnchếtạotiếptụclàđộnglựcchotăngtrưởngcủanềnkinhtếem nhà cái chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong quý IV/2021 tăng trưởng tích cực ngay sau khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả năm, trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, sản xuất công nghiệp ước tính tăng 4,82% so với năm 2020 (quý I tăng 6,44%; quý II tăng 11,18%; quý III giảm 4,4%; quý IV tăng 6,52%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với mức tăng 6,37% (quý I tăng 8,9%; quý II tăng 13,35%; quý III giảm 4,09%; quý IV tăng 7,96%), đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.
Đề cập đến lý do để ngành chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế, bà Phí Thị Phương Nga, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng (TCTK) cho biết có 4 nhóm nguyên nhân cơ bản.
Thứ nhất, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đang triển khai đồng bộ, quyết liệt các chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, cũng như khắc phục thiệt hại do dịch COVID-19. Đặc biệt, Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ đã được thực hiện đồng bộ tại các địa phương trên cả nước, góp phần giúp doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, trong tháng 10, khi Nghị quyết được ban hành, IIP và ngành chế biến, chế tạo có dấu hiệu phục hồi. Bước sáng tháng 11, 12, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng khá, lần lượt là 8,6% và 10,9%.
Thứ hai là nhóm nguyên nhân liên quan đến kim ngạch xuất khẩu tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến ngành chế biến, chế tạo. Sản xuất kim loại năm 2021 tăng 22,1% so với cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu sắt thép tăng 123,4%; xuất khẩu các sản phẩm từ sắt, thép tăng 29,4%. Ngành sản xuất xe có động cơ tăng 10,2%; nhóm xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 17,6%.
“Nguyên nhân thứ 3 có thể kể đến là thu hút FDI tăng cao, đặc biệt trong quý IV, cũng là tiền đề quan trọng cho sự tăng trưởng của ngành chế biến, chế tạo”, bà Nga cho biết.
Cụ thể, thu hút FDI cả nước năm 2021 đạt 31,5 tỷ USD, tăng tới 9,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu về mức thu hút FDI trong cả năm, đạt trên 18 tỷ USD và chiếm 58,1% tổng vốn đăng ký.