当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【lịch thi đấu giao hữu việt nam hôm nay】Lạc quan dự báo CPI năm 2024

Lạc quan dự báo CPI năm 2024
Nguồn: Tổng cục Thống kê Đồ họa: Văn Chung

10 năm kiểm soát lạm phát thành công theo mục tiêu

Một trong những thành công lớn trong điều hành của Chính phủ những năm qua là liên tục kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Theo chuyên gia kinh tế, PGS. TS. Ngô Trí Long, năm 2023 chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát... giúp Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Đáng lưu ý, CPI bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với bình quân năm 2022. Đây là mức tăng cao hơn của bình quân các năm 2015, 2016, 2019 đến 2022 nhưng thấp hơn khá nhiều so với mức tăng CPI bình quân của các năm còn lại trong giai đoạn 2008-2023. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2023 tăng 4,16% so với bình quân năm 2022. Thành công càng có ý nghĩa khi đây là năm thứ 10 liên tiếp lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu của Quốc hội.

Chủ động chuẩn bị tốt phương án điều hành giá

Để kiểm soát lạm phát, theo Cục Quản lý giá, các bộ, ngành, địa phương chủ động chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường, đánh giá kỹ tác động để thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ, thời điểm điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Nhận định về điều này, theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), công tác quản lý, điều hành giá một số mặt hàng quan trọng có ảnh hưởng lớn tới mặt bằng giá chung được thực hiện thận trọng ngay từ đầu năm cùng với việc chủ động trong công tác dự báo, đánh giá tác động, xây dựng kịch bản điều hành giá và tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương.

Đây là yếu tố then chốt giúp cho việc kiểm soát lạm phát năm 2023 ở mức thấp, tạo cơ sở cho việc triển khai đồng bộ các chính sách về tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác.

Kinh nghiệm trong điều hành thời gian qua đó là việc xây dựng kịch bản điều hành giá sát với thực tiễn, là một trong các cơ sở quan trọng kiểm soát lạm phát. Theo một số chuyên gia kinh tế, quan sát diễn biến ở Việt Nam trong 2 năm qua, giới phân tích quốc tế đánh giá cao Việt Nam kiểm soát lạm phát, tăng trưởng cao vào loại hàng đầu thế giới.

Dự báo lạm phát thấp hơn mức Quốc hội đề ra

Việc điều hành thành công lạm phát năm 2023 sẽ góp phần quan trọng tạo đà cho năm 2024. Các chuyên gia kinh tế dự báo, năm 2024 dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng lạm phát cũng sẽ tương đối “dễ thở” bởi nhiều yếu tố thuận lợi cho việc điều hành giá cả thị trường.

Theo PGS. TS. Ngô Trí Long, Chính phủ có kinh nghiệm trong điều hành giá hàng hóa và dịch vụ chiến lược, cùng với tổng cầu tiêu dùng chưa có dấu hiệu khởi sắc, mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 từ 4% - 4,5% đã được Quốc hội thông qua hoàn toàn khả thi.

Những nhân tố ảnh hưởng tới lạm phát của Việt Nam năm 2024 gồm cả nhân tố khách quan do tác động từ nền kinh tế thế giới và cả các nhân tố từ nội tại nền kinh tế. Tuy nhiên, về cơ bản là thuận lợi, khi lạm phát toàn cầu đã có xu hướng giảm thấp. Bên cạnh đó, dự báo giá của nhiều mặt hàng nguyên nhiên, vật liệu đầu vào cho sản xuất có thể giảm xuống khi nền kinh tế tiếp tục hồi phục chậm chạp và nhu cầu toàn cầu chưa cao. Trong đó, giá mặt hàng là đầu vào của nền kinh tế là giá dầu có thể ổn định hoặc giảm nhẹ.

Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố gây sức ép lên lạm phát, như: dự báo tăng trưởng cao trở lại ở một số quốc gia kéo theo lạm phát tăng; dự báo CPI tăng do thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ do nhà nước quản lý theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố, các chi phí thực hiện vào giá dịch vụ y tế và học phí giáo dục; tăng lương từ 1/7/2024…

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh dự báo trong năm 2024 nếu giá dầu và nguồn cung nguyên vật liệu tăng cao, lạm phát của các nền kinh tế lớn vẫn ở mức cao, kinh tế thế giới phục hồi chậm, các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 5,5% - 6,5% thì khả năng lạm phát cả năm sẽ trong khoảng 3,2% - 3,5%. Ở kịch bản cao hơn, có chuyên gia này dự báo CPI bình quân 2024 sẽ dao động ở mức 3,5% - 3,6%.

Về phía cơ quan quản lý, Cục Quản lý giá cho biết, sẽ tiếp tục phát huy các thành công vừa qua, Bộ Tài chính sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành để tham mưu Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và thực hiện theo thẩm quyền đồng bộ các giải pháp, biện pháp chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác quản lý giá.

Trong đó, tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có những giải pháp ứng phó phù hợp; giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường trong nước để tham mưu chính sách, kịch bản điều hành giá phù hợp, linh hoạt, kịp thời,...

TS. NGUYỄN ĐỨC ĐỘ - PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN KINH TẾ TÀI CHÍNH:

Áp lực lạm phát dự báo sẽ không lớn

Lạc quan dự báo CPI năm 2024
TS. Nguyễn Đức Độ

Trong năm 2024 áp lực lạm phát được dự báo sẽ không lớn bởi một số nguyên nhân. Theo đó, kinh tế thế giới, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại; đồng thời nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái chưa được loại trừ. Đáng lưu ý, năm 2024 dự báo giá dầu xoay quanh mức trung bình 5 năm của giai đoạn 2019 - 2023 là 67 USD/thùng.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 được dự báo cũng sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải dù chỉ phải so với nền thấp của năm 2023 (mục tiêu trên 6% - cao hơn một chút so với năm 2022). Hơn nữa, do thị trường bất động sản vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, khu vực công nghiệp - xây dựng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng sẽ bị ảnh hưởng và tăng trưởng thấp trong năm 2024.

Nếu tăng trưởng GDP trong năm 2024 chỉ xoay quanh mức 6% như nhiều dự báo, tính chung giai đoạn 2020-2024, GDP sẽ chỉ tăng trưởng trung bình 4,64%, tức là nền kinh tế trong năm 2024 vẫn sẽ hoạt động ở mức dưới tiềm năng. Đây là yếu tố kiềm chế lạm phát trong thời gian tới.

Tôi cho rằng, áp lực lạm phát từ yếu tố tỷ giá tăng trong năm 2024 được dự báo sẽ không lớn khi đồng USD đang trong xu hướng giảm giá, còn Fed nhiều khả năng sẽ bắt đầu giảm lãi suất từ quý II/2024. Hơn nữa, cho dù đồng USD tăng giá mạnh trên thị trường thế giới, Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp để ổn định tỷ giá. Nói cách khác, môi trường tiền tệ - tỷ giá đang ở mức trung tính và sẽ không khiến giá cả tăng đột biến trong năm 2024. Do đó, dự báo CPI bình quân năm 2024 so với năm 2023 sẽ tăng ở mức khoảng 3,0% (+/- 0,5%)./.

PGS.TS. NGÔ TRÍ LONG - CHUYÊN GIA KINH TẾ:

Cần sớm lên phương án, lộ trình để tránh bị động trong phối hợp chính sách

Lạc quan dự báo CPI năm 2024
PGS. TS. Ngô Trí Long

Nguyên nhân CPI năm 2023 đạt dưới ngưỡng chỉ tiêu nghị quyết của Quốc hội đề ra, ngoài các nhóm hàng hóa có chỉ số giá tiêu dùng giảm, có vai trò điều hành của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ.

Ngoài ra, tổng giá trị các gói hỗ trợ tài khóa của Chính phủ vào khoảng gần 200.000 tỷ đồng, trong đó có chính sách hỗ trợ như giảm thuế giá trị gia tăng 2% đã giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, qua đó giảm giá bán sản phẩm, giảm áp lực lên mặt bằng giá.

Tuy nhiên, trong năm 2024 không được chủ quan trong điều hành, nhất là giá các mặt hàng quan trọng, như giá điện, xăng dầu. Điện là mặt hàng rất quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng nên có tác động trực tiếp khá lớn tới lạm phát. Năm 2023, điện đã điều chỉnh 2 lần giá bán lẻ điện bình quân, sự tác động sẽ thể hiện rõ ràng hơn trong năm 2024.

Thêm vào đó, có khả năng giá bán lẻ điện bình quân sẽ tiếp tục những lần điều chỉnh trong năm 2024, từ đó tạo áp lực lên lạm phát. Giá các mặt hàng năng lượng, nhiên liệu cũng biến động khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể tạo nên các cú sốc cho lạm phát năm 2024. Dự báo giá dầu trung bình năm 2024 sẽ trong khoảng 83 - 85 USD/thùng, tức là tăng nhẹ khoảng 1,2% - 3,6% so với giá dầu trung bình năm 2023.

Do đó, ngay từ đầu năm cần phải xây dựng kế hoạch, tính toán liều lượng và thời điểm điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý; sớm lên phương án, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động...

ÔNG VŨ VINH PHÚ - CHUYÊN GIA KINH TẾ:

Giảm bớt khâu trung gian, ổn định giá cả thị trường

Lạc quan dự báo CPI năm 2024
Ông Vũ Vinh Phú

Kiểm soát lạm phát năm 2023 tuy đạt được nhiều kết quả, song nhìn lại thì năm vừa qua cũng còn có những vấn đề tồn tại.

Trước tiên nhìn về góc độ bình diện toàn xã hội, lợi ích hài hòa rủi ro chia sẻ thì chắc chắn phải nhắc đến đó là hiện tượng chênh lệch về giá cả giữa giá đầu ra của nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng. Giá sản phẩm từ người nông dân, các hợp tác xã nông nghiệp thì khá thấp, hay bị hòa vốn hoặc lỗ, trung gian và bán lẻ độc quyền hưởng lợi nhuận cao nhất, nhưng ở thị trường bán lẻ giá bán cho người tiêu dùng vẫn cao gấp 2 - 3 lần. Vấn đề này xảy ra rất nhiều năm nay ở nhiều mặt hàng, nhiều địa phương.

Sang năm kế hoạch 2024 muốn ổn định được thị trường giá cả ở nội địa, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, về sản xuất cần xây dựng quy hoạch phát triển theo vùng một cách ổn định, sản xuất phải gắn với kho dự trữ và cơ sở chế biến sâu, nhằm tăng giá trị cho sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cũng như ổn định giá cả thị trường.

Bên cạnh đó, điều hành chặt chẽ giá điện, xăng dầu, than; tăng cường chống buôn lậu gia lận thương mại... Làm được những vấn đề trên, góp phần thực hiện chỉ tiêu lạm phát ở mức 3,3%-3,5%, làm tiền đề cho sự phát triển trong năm 2024 và những năm tiếp theo./.

分享到: