【mu vs mc 3-2】Singapore “tiến thoái lưỡng nan” với lao động nước ngoài

singapore tien thoai luong nan voi lao dong nuoc ngoai

Giảm hay tăng lao động nhập cư - bài toán khó đối với Singapore.

Tháng 1-2013,ếnthoáilưỡngnanvớilaođộngnướcngoàmu vs mc 3-2 Quốc hội Singapore sẽ bỏ phiếu về chính sách dân số, theo đó sẽ quyết định mức độ “mở cửa” của Singapore đối với người lao động nước ngoài. Vài tháng trước, quốc đảo này đã tiến hành vài vòng diễn đàn công khai quy mô nhỏ và lớn, tạo nên một cuộc đàm luận cấp quốc gia về tăng trưởng và chính sách dân số. Mục tiêu của cuộc thảo luận quốc gia này là đạt được một số sự đồng thuận về cách thức phát triển của “quốc đảo sư tử”, nhất là về chính sách nhập cư và người lao động nước ngoài, và làm cân bằng các yếu tố khác nhau để đạt được sự thỏa hiệp giữa dân số nước này đang già đi và chi phí xã hội do số người nước ngoài tại Singapore gia tăng.

Việc diễn ra các cuộc thảo luận công khai về phương hướng phát triển trong tương lai là “hợp thời” đối với Singgapore khi tỉ lệ lạm phát trong tháng 9 của nước này ở mức 4,7%, tăng so với 3,9% của tháng 8, và xu hướng lạm phát được cho là sẽ duy trì trong một thời gian do chính sách hạn chế người lao động nước ngoài đổ vào nước này. Tuy nhiên, việc ra bất kỳ quyết định nào đều khó khăn bởi mọi sự lựa chọn đều có cái giá của nó.

Một mặt, chính sách thắt chặt đối với người nhập cư và lao động nước ngoài có xu hướng làm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Singapore, ví dụ như giao thông ít bị tắc nghẽn, nhà ở ít bị cạnh tranh và thị trường việc làm được bảo vệ hơn. Nhưng mặt khác, cái giá của nó sẽ là tốc độ tăng trưởng thấp hơn và thị trường việc làm ít năng động hơn và tỉ lệ lạm phát về giá-lương cao hơn.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Mỹ-Merrill Lynch, việc chuyển sang chính sách lao động thắt chặt hơn cũng sẽ làm giảm tổng thu nhập thuế, tiếp đó làm giảm chi tiêu xã hội, vốn rất cần thiết bởi tầng lớp dân số Singapore lão hóa tăng. Bất động sản có thể sẽ bị tác động nếu việc thắt chặt chính sách này được thực hiện bất ngờ, gây phương hại tới người dân Singapore.

Nghiên cứu dự đoán rằng chính sách lao động tự do sẽ thúc đẩy tăng trưởng việc làm (với 150.000 việc làm) trong khi chính sách thắt chặt lao động sẽ chỉ tạo ra 115.000 việc làm trong năm 2012 và tác động tiêu cực đối với tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chỉ đạt khoảng 1,3% điểm. Trong khi đó, nếu chính phủ áp dụng chính sách lao động tự do hơn, tăng trưởng GDP sẽ đạt khoảng 3% trong năm nay. Tuy nhiên, trở lại chính sách tự do là rất khó xảy ra bởi cuộc bầu cử mới đây nhất tại quốc đảo này đã cho thấy chính sách lao động tự do không nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân, những người tin rằng người lao động nước ngoài “lấy cắp” việc làm của họ và làm giá bất động sản tăng.

Chính phủ cầm quyền tại Singapore nhận thức rõ rằng việc thông qua các chính sách lao động tương tự như thập kỷ trước đây có thể là một “thảm họa” chính trị trong cuộc bầu cử tới. Theo ngân hàng Mỹ-Merrill Lynch, việc tái cơ cấu đối với mô hình tăng trưởng (lấy năng suất làm động lực thúc đẩy) để đối phó với chính sách lao động thắt chặt cho đến nay không có dấu hiệu khả quan. Năm 2011, tăng trưởng năng suất của Singapore là 0% và âm trong năm nay bất chấp những sáng kiến và nguồn quỹ của chính phủ.

Người lao động nước ngoài gia tăng và hạn ngạch chặt chẽ đã không thúc đẩy hiệu suất. Lý do là các công ty không sẵn sàng đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị do lo ngại tình hình bất ổn trên thế giới và trong chính sách. Một lý do nữa là việc bảo vệ tốt hơn thị trường lao động đã làm giảm sự cạnh tranh, do vậy, làm giảm động lực để người lao động tăng năng suất.

Trong bối cảnh không tạo được việc làm trong ngành chế tạo và lạm phát về giá-lương tăng cao, các chính sách mới liên quan tới dân số và lao động sắp được thông báo vào đầu năm tới tại Singapore sẽ được nhiều người theo dõi chặt chẽ.

Khánh Linh