【gil vicente đấu với sporting】Vì sao người Ảrập và Hồi giáo ghét Mỹ?

时间:2025-01-10 17:10:59 来源:Empire777

 

Những người biểu tình ở Cairo hạ và xé cờ bên trong sứ quán Mỹ ngày 11/9 vừa qua.
Những người biểu tình ở Cairo hạ và xé cờ bên trong sứ quán Mỹ ngày 11/9 vừa qua.

Kể từ khi trên mạng Internet xuất hiện đoạn video có nội dung phỉ báng nhà tiên tri Mohammad được cho là do những người Công giáo có tư tưởng bảo thủ ở Mỹ sản xuất,ìsaongườiẢrậpvàHồigiáoghétMỹgil vicente đấu với sporting các cuộc biểu tình bạo lực đã lan tới hầu khắp các quốc gia Ảrập và Hồi giáo trên thế giới, cướp đi sinh mạng của 4 nhà ngoại giao Mỹ ở Libya, trong đó có Đại sứ Christopher Stevens. Ngoài ra, hàng chục người biểu tình ở nhiều nước cũng đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ với lực lượng an ninh sở tại khi họ cố tìm cách tấn công Đại sứ quán, Lãnh sự quán hay các lợi ích khác của Mỹ.

Nguyên nhân oán giận bùng nổ

Mặc dù bạo lực đang có chiều hướng lắng xuống sau thời kỳ đỉnh điểm căng thẳng cách đây một tuần, song các nhà bình luận Mỹ vẫn cho rằng cuộc khủng hoảng này sẽ chưa dừng lại, thậm chí có thể còn tiếp tục đi xa hơn, khi mới đây một tuần báo của Pháp tiếp tục "đổ thêm dầu vào lửa" với việc cho đăng loạt ảnh biếm họa xúc phạm nhà tiên tri Mohammad.

"Làn sóng biểu tình chống Mỹ, lần đầu tiên kể từ khi bùng nổ phong trào Mùa Xuân Ảrập cách đây gần 2 năm, không thực sự chỉ vì đoạn phim 14 phút có tiêu đề “Sự ngây thơ của người Hồi giáo” được tải lên mạng YouTube cách đây hơn 3 tháng, mà còn bởi những oán giận tích tụ lâu nay của thế giới Hồi giáo trước những suy nghĩ và hành động miệt thị của phương Tây", một nhà phân tích nói.

Trong số báo ấn bản mới đây, tạp chí Charlie Hebdo có trụ sở tại thủ đô Paris của Pháp đã "cả gan chọc vào ổ kiến lửa" khi cho đăng các bức tranh biếm họa khỏa thân của đấng tiên tri Mohammad.

Ngay sau khi các bức ảnh này được bày bán trên các sạp báo, hàng trăm nghìn tín đồ Hồi giáo đã bày tỏ sự phẫn uất tột độ khi đấng tiên tri của họ lại một lần nữa bị bôi nhọ.

Lo ngại trước viễn cảnh tái lặp kịch bản người biểu tình tấn công Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Benghazi đêm 11/9, chính phủ Pháp đã lập tức phát lệnh đóng cửa các đại sứ quán tại 20 nước Ảrập và Hồi giáo.

Theo mạng tin Trung Đông, sự phẫn nộ của công chúng Hồi giáo bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, phản ánh quá trình chuyển đổi không hề dễ dàng và đầy mâu thuẫn đang diễn ra tại thế giới Ảrập. Trong đó, đoạn phim chống Hồi giáo chỉ là một tia lửa thổi bùng lên tâm lý chống Mỹ vốn âm ỉ lâu nay.

Trên tờ New York Timessố ra tuần này, nhà bình luận Ross Douthat viết: "Tâm lý chống Mỹ đó là sản phẩm của sự tích tụ những điều bất mãn phổ biến trong thế giới Hồi giáo. Những gì chúng ta đang chứng kiến là một cuộc tập dượt của các thế lực chính trị thù địch với nước Mỹ. Nguyên nhân gây bạo lực có thể còn bao hàm nhiều mục đích khác, không chỉ vì một đoạn video được tung lên mạng Youtube".

Theo như mô tả của ông Douthat, sau "Mùa Xuân Ảrập", "Mùa Thu bất ổn" đang nhấn mạnh đến một thực tế diễn ra sau các cuộc cách mạng ở Libya, Tunisia, Ai Cập và Yemen. Đó là cuộc tranh giành quyền lực giữa các lực lượng khác nhau trong xã hội, giữa những người Hồi giáo thế tục và những người Hồi giáo ôn hòa; và giữa những người Hồi giáo ôn hòa và các phe nhóm cực đoan, trong đó có al-Qaeda và những người ủng hộ học thuyết chống phương Tây của mạng lưới khủng bố quốc tế này.

Tất nhiên, Mỹ là nạn nhân chính của cuộc tranh giành quyền lực này, nhưng đồng thời Mỹ cũng chính là thủ phạm gây ra các cuộc đấu đá, tranh giành đó.

Vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân

Rất nhiều người Mỹ, và cả người dân các nước khác, chỉ trích chính sách đối đầu với thế giới Hồi giáo của các đời tổng thống Mỹ.

Đối với chính phủ của Tổng thống Barack Obama hiện nay, mặc dù ông chủ thứ 44 của Nhà Trắng đã có nhiều hỗ lực cải thiện quan hệ với thế giới Hồi giáo ngay từ những ngày đầu lên nắm quyền, song việc Washington ngấm ngầm ủng hộ phong trào Mùa Xuân Ảrập hoặc, vì một lý do nào đó, không ngăn chặn triệt để sự trỗi dậy của phong trào này đã khiến nhiều người tỏ ra nghi ngờ "thiện ý hóa giải với thế giới Hồi giáo" của ông.

Sự nghi ngờ này, cùng với làn sóng biểu tình chống Mỹ đang lan rộng ở thế giới Hồi giáo, đang gây ra không ít sóng gió trong những tháng cầm quyền cuối cùng của Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.

"Làn sóng biểu tình chống Mỹ đang đặt ra những thách thức lớn nhất đối với chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào thời điểm cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 45 ở nước này sẽ diễn ra trong vòng chưa đầy hai tháng nữa", một chuyên gia nhận định.

Công bằng mà nói, quan điểm chống Mỹ tại các nước Ảrập và Hồi giáo xuất phát từ chính sách đối ngoại của Washington, nhất là các chính sách liên quan đến Israel, và được thúc đẩy thêm bởi các cuộc chiến không được lòng dân do Mỹ tiến hành ở Iraq, Afghanistan. Các vụ tấn công bừa bãi của máy bay không người lái Mỹ tại các chiến trường Nam Á khiến nhiều người Hồi giáo vô tội thiệt mạng đã ngày ngày làm tích tụ sự oán thù.

Nhưng những điều này cũng chỉ là một phần nguyên nhân. Trên thực tế, nhận thức của người Hồi giáo về Mỹ từ lâu đã bị chia rẽ.

Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận do Trung tâm nghiên cứu Pew tiến hành vào tháng Sáu vừa qua, người Tuynisia có quan điểm rất chia rẽ về nước Mỹ, khi có tới 45% số người được hỏi nói rằng họ có quan điểm tích cực về Mỹ và cũng chừng ấy người có quan điểm tiêu cực về nước này.

Tỷ lệ này lại khác hoàn toàn ở Pakistan, nơi có tới 74% số người được hỏi khẳng định "coi Mỹ như là kẻ thù". Ở Jordani và Ai Cập, quan điểm tiêu cực đối với Mỹ cũng không phải là ít.

Ở Yemen, nước nhận được các khoản viện trợ nhân đạo của Mỹ nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, tâm lý chống Mỹ cũng đang rất thịnh hành khi gần 50% số người được hỏi thừa nhận "căm ghét Mỹ".

Trong một bài báo đăng trên tạp chí “Khoa học chính trị Mỹ” thời gian gần đây, các nhà khoa học chính trị Lisa Blaydes và Drew Linzer cho rằng: "Tình cảm chống Mỹ ban đầu xuất phát từ những điều bịa đặt của các nhà lãnh đạo chính trị, những người cố gắng vượt mặt nhau để giành được nhiều phiếu của cử tri hơn".

Tuy nhiên, cũng theo hai chuyên gia này, nguồn gốc tâm lý chống Mỹ của người Hồi giáo cũng xuất phát từ cường độ cạnh tranh chính trị giữa các phe phái Hồi giáo thế tục và dân tộc chủ nghĩa.

"Ở những nơi mà cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát chính trị giữa hai phe phái này diễn ra gay gắt, giới lãnh đạo ưu tú của cả hai phía sẽ dùng thủ đoạn kêu gọi chống Mỹ nhằm thu hút được nhiều sự ủng hộ của cử tri", hai tác giả viết.

Rõ ràng, tâm lý chống Mỹ trong thế giới Ảrập và Hồi giáo không phải là một hiện tượng mới. Tâm lý này có ở tất cả các quốc gia đã từng bị “Mùa Xuân Ảrập” quét qua, thậm chí ngay cả khi “mùa xuân” này chưa tràn tới. Tâm lý đó gắn liền với các chính sách của Mỹ trong khu vực và quan điểm lịch sử của nước này về các vấn đề gây tranh cãi như Israel.

Tuy vậy, cũng không nhất thiết phải gắn tâm lý chống Mỹ đó với chủ nghĩa Hồi giáo. Vì dù phần lớn các phong trào Ảrập thế tục và dân tộc chủ nghĩa có truyền thống chống Mỹ gay gắt, song theo kết quả thăm dò dư luận ở các nước vùng Vịnh bảo thủ, tỷ lệ người có quan điểm thân thiện với Mỹ cũng không phải là ít, thậm chí có những nơi còn cao hơn các nước ngoài khu vực.

Điều đó phần nào cho thấy có sự tách bạch nhất định giữa viện trợ nước ngoài, thực trạng kinh tế - xã hội và tâm lý bất bình ở các nước Ảrập và Hồi giáo. Việc thay đổi nhận thức tiêu cực sẽ không chỉ dừng lại ở việc đổ tiền viện trợ cho nước này hay nước khác, mà còn phụ thuộc vào những thay đổi và biến chuyển đang diễn ra trong toàn khu vực vốn đầy rẫy những bí ẩn và có rất nhiều các lợi ích đan xen ở nhiều tầng nấc này.

Theo Dân Trí

推荐内容