Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19,ẻkhkhănvớidoanhnghiệbảng xếp hạng bóng đá nữ việt nam một số công ty, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, do đó đã đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, là cách góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh tại Hậu Giang được tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 6-2020.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhiều công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, một số công ty phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động, kéo theo đó là hàng trăm người lao động phải ngưng việc thực hiện giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng. Là một trong những tập đoàn kinh doanh về lĩnh vực vận tải, khi dịch bệnh xảy ra, thực hiện giãn cách xã hội, nhu cầu đi lại của người dân giảm xuống, điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh tại Hậu Giang. Theo ông Nguyễn Hoàng Thịnh, Giám đốc Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Taxi Mai Linh tại Hậu Giang, toàn tỉnh hiện có 62 xe taxi Mai Linh đang hoạt động, với 75 người là nhân viên lái xe. Khi bắt đầu giãn cách xã hội, từ ngày 1 đến ngày 15-4, 75 nhân viên lái xe phải nghỉ việc. Thời điểm này, ngoài công ty bị thiệt hại về kinh tế thì người lao động cũng mất thu nhập. Để chia sẻ khó khăn với cán bộ, nhân viên, chi nhánh đã hỗ trợ nhân viên mỗi ngày 50.000 đồng, để chia sẻ khó khăn với mọi người trong thời gian ngừng kinh doanh.
Sau khi hoạt động lại bình thường, đơn vị đã gửi danh sách số lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 và được BHXH tỉnh hoàn tất các thủ tục. Đây sẽ là giải pháp giúp chi nhánh công ty ổn định hơn khi hoạt động trở lại. “Thời gian vừa qua, trước tác động của dịch bệnh, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh, BHXH tỉnh đã thống nhất để doanh nghiệp được tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất cho 5 lao động đến tháng 6-2020. Theo tôi, việc cho tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất là chủ trương đúng đắn và rất nhân văn của Chính phủ, giúp các doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng chi phí hàng tháng, để duy trì hoạt động trong giai đoạn hết sức khó khăn này”, ông Thịnh bày tỏ.
Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) có Công văn số 1511 tiếp theo Công văn số 797 hướng dẫn việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các trường hợp được tạm dừng gồm tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 1 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế; gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.
Theo bà Quách Thị Bích Phượng, Phó Giám đốc BHXH tỉnh, thực hiện Công văn 1511 của Bộ LĐ-TB&XH, BHXH tỉnh sẽ xác nhận danh sách người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương của doanh nghiệp và danh sách người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 của đơn vị, doanh nghiệp. Để thực hiện việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với các đơn vị, doanh nghiệp đủ điều kiện, do đó các đơn vị, doanh nghiệp không gửi hồ sơ qua Sở LĐ-TB&XH mà gửi trực tiếp đến cơ quan BHXH.
Toàn tỉnh có 5 công ty, doanh nghiệp đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với 201 lao động và tổng số tiền tạm dừng đóng trên 500 triệu đồng. Riêng về thực hiện Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay chỉ có 1 đơn vị đề nghị hỗ trợ tiền cho người lao động.
Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất không quá 12 tháng tính từ thời điểm chủ sử dụng lao động có văn bản đề nghị. Hết thời gian tạm dừng đóng, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất và đóng bù cho thời gian tạm dừng trước đó.
Các điều kiện cụ thể để doanh nghiệp được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
Doanh nghiệp thuộc một trong hai trường hợp nêu trên nếu có một trong các điều kiện sau đây sẽ được tạm dừng: - Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên. - Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất). - Đã đóng đủ BHXH đến tháng 1 năm 2020 và bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 50% lao động tham gia BHXH trở lên tại thời điểm có văn bản đề nghị so với thời điểm tháng 1 năm 2020, số lao động tham gia BHXH tính giảm bao gồm: - Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật trừ đi số lao động mới giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ 1-2-2020 đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị; - Số lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động mà thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng; - Số lao động đang nghỉ việc không hưởng tiền lương mà thời gian nghỉ việc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng; - Số lao động đang ngừng việc mà thời gian ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng. - Số lao động nêu trên chỉ bao gồm người làm việc theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 12 tháng; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU