Khu vực được quy hoạch triển khai Dự ánNhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Ảnh: H.L |
Ông Lê Kim Hoàng,ậnxácđịnhtáikhởiđộngNhàmáyđiệnhạtnhânlàthờicơđộnglựty so bd anh Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, khi Trung ương, Quốc hội quyết định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân (ngày 30/11, Quốc hội đã quyết nghị tái khởi động Dự án Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận), Ninh Thuận xác định đây là thời cơ, là động lực cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy sớm hình thành Trung tâm năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của cả nước.
“Sau khi các định cụ thể lộ trình triển khai các Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận, trước mắt tỉnh sẽ chủ động tiến hành khảo sát, lấy ý kiến, xác định tâm tư, nguyện vọng nhân dân vùng dự án, tăng cường công tác tuyên truyền thông tin, vận động tạo đồng thuận nhân dân khi dự án được triển khai. Đồng thời, tỉnh sẽ xin chủ trương của Trung ương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bổ sung định hướng phát triển nhà máy điện hạt nhân; lựa chọn phương án phát triển các ngành, lĩnh vực; bố trí lại không gian, phân bổ, khoanh vùng đất đai; tính toán lại kịch bản phát triển; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng vùng phát triển Điện hạt nhân để bảo đảm điều kiện triển khai”, ông Hoàng cho hay.
Theo ông Hoàng, tỉnh Ninh Thuận đang kiến nghị Trung ương có chủ trương trình Quốc hội ban hành các nhóm chính sách vượt trội hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận, trong đó ưu tiên ngân sách đầu tưhạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho người dân nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; hệ thống chính sách đủ mạnh để phát triển năng lượng tái tạo, ưu tiên phát triển điện gió ngoài khơi để sớm trở thành Trung tâm năng lượng quốc gia và các chính sách an sinh xã hội để hỗ trợ người dân vùng dự án
Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ lần thứ 5, tổ chức tại TP Nha Trang vào ngày 31/12, ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Trung ương có cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai dự án điện hạt nhân, góp phần sự phát triển địa phương.
Dự án Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận được Chính phủ trình Quốc hội cuối 2009, với dự kiến xây 2 nhà máy Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 tại huyện Thuận Nam và Ninh Hải, tổng công suất 4.000 MW, tổng đầu tư ban đầu 200.000 tỷ đồng. Đến năm 2016, Dự án tạm dừng. Ngày 30/11/2024, Quốc hội quyết nghị tái khởi động Dự án Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện trong nước sẽ tăng cao.