Quốc hội quyết giữ mức vốn dự án quan trọng quốc gia là 10.000 tỷ đồng | |
Giải ngân đầu tư công chưa được cải thiện nhiều | |
Phương án Chính phủ trình về vốn đầu tư công trung hạn khó khả thi |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. |
Trong phần giải trình,ếhoạchđầutưcôngđểgiảiquyếttồntạicủacácnhiệmkỳtrướkeo bong da tv.com Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ: Trước đây, năm nào quyết định năm đó thì trong giai đoạn này quyết định theo là 5 năm tức là xác định trong đầu tư của cả 5 năm và làm rõ tất cả các mục tiêu và danh mục dự án của cả 5 năm và theo đó cũng đã phân bổ hết số vốn dự kiến đầu tư cho 5 năm. Bây giờ chỉ còn đúng nguồn dự phòng mà chúng ta đang bàn ở đây.
Trong khi đó, các địa phương, các bộ, ngành hiện nay đang có rất nhiều vấn đề bức xúc đặt ra, kể cả từ giao thông cho đến hạ tầng xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu, cho đến các cơ sở tư pháp, các thanh toán nợ đọng xây dựng rồi cho đến cả vấn đề ô nhiễm môi trường... Vấn đề bức xúc đang đặt ra hiện nay là phải giải quyết thế nào để đảm bảo được kế hoạch đó, đảm bảo được các cân đối và lại có thể giải quyết được một phần khi phát sinh trong cuộc sống của các địa phương, bộ, ngành để đảm bảo cho yêu cầu, mục tiêu phát triển của các vùng, các địa phương.
Theo Bộ trưởng, trong giai đoạn vừa qua các đại biểu hết sức chú ý vấn đề kế hoạch đầu tư công trung hạn tập trung chủ yếu vào giải quyết các vấn đề tồn tại của các nhiệm kỳ trước đây. Trong 9.600 dự án triển khai ở kế hoạch đầu tư năm nay thì 8.000 dự án là chuyển tiếp (hơn 83%); chỉ khởi công mới 400 dự án, còn lại là trả nợ và thanh toán. Đặc biệt là ngành Giao thông, sau khi xử lý vẫn còn đang tồn nợ trên 20.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu thêm: Cơ chế triển khai các hoạt động đầu tư công của Việt Nam thực hiện trên nguyên tắc dự kiến nguồn lực trong năm kế hoạch. Theo đó, dự kiến trước nguồn vốn và danh mục dự án để bước vào kế hoạch là chúng ta có thể triển khai thực hiện được ngay. Thanh toán giải ngân thông qua việc thực hiện cân đối đảm bảo thu chi ngân sách nhà nước trong kỳ kế hoạch. Trong trường hợp hụt thu có thể bù đắp bằng bội chi trong hạn mức cho phép hoặc để chuyển tiếp sang kế hoạch của nhiệm kỳ tiếp theo. Nếu vượt thu có thể bổ sung cho kế hoạch.
Do vậy, việc phân bổ khoản dự phòng này là dự kiến trước kế hoạch để triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư mà không phải đợi đến khi có nguồn lực rồi mới phân bổ để thực hiện các thủ tục đầu tư.
Về một số ý kiến đại biểu nêu “nếu không làm động tác chuẩn bị trước thì không thể có dự án để khi có nguồn lực là có thể phân bổ ngay và có thể giải ngân ngay”, theo ông Dũng, điều này đã được quy định trong Luật Đầu tư công.
Song, theo Bộ trưởng: “chúng ta lại vướng câu chuyện "con gà, quả trứng", tức là vốn trước hay dự án trước? Chúng ta đã thực hiện và lần này đã làm rõ hơn vấn đề này tức là phải xác định có nguồn vốn trước, phải chỉ ra được nguồn vốn đó ở đâu? Khả năng là bao nhiêu? Rồi phân giao lại cho các địa phương của ngành theo các mục tiêu Quốc hội cho phép, sau đó chuẩn bị dự án. Chuẩn bị dự án xong thì tùy ngân sách thực tế hàng năm cho đầu tư phát triển, dựa trên các dự án đã đủ thủ tục mới giao ngay tiền thực tế hàng năm”.
Với hàng loạt câu hỏi đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng có thể chuẩn bị tốt trước và giải ngân ngay để khắc phục việc giải ngân chậm mà Quốc hội đã nêu rất nhiều lần. Và cũng vì vậy, việc phân bổ dự phòng chung ở thời điểm hiện nay là cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý về vốn để các bộ, ngành, địa phương thực hiện các thủ tục thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cũng như phê duyệt, quyết định các chủ trương đầu tư dự án mới hoặc điều chỉnh các dự án đã có trong danh mục kế hoạch trung hạn.