发布时间:2025-01-25 23:36:11 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Điều tiết hành vi
Thuế tài sản là một sắc thuế được áp dụng rất phổ biến ở các nước trên thế giới. Vai trò của thuế tài sản rất lớn,ếtàisảnCôngcụchốngđầucơvàbấtbìnhđẳngxãhộkết quả udinese không chỉ là nguồn thu của ngân sách mà mục tiêu quan trọng hơn là điều tiết hành vi sử dụng các tài sản của xã hội, đặc biệt là những tài sản hữu hạn về số lượng.
Trong những loại tài sản được đánh thuế trên thế giới, phổ biến nhất là bất động sản như nhà đất, bởi đây được quan niệm là tài sản hữu hạn. Nếu một nhóm người có tiềm lực kinh tế chiếm hữu quá nhiều tài sản này sẽ dẫn đến không còn cơ hội cho những người yếu thế hơn.
Từ đó, xảy ra tình trạng bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận nhà ở, một quyền rất cơ bản của con người. Thuế tài sản chính là nhằm điều tiết hành vi đó. Dù không ai cấm sở hữu tài sản, nhưng khi sở hữu rất nhiều tài sản thì người sở hữu phải nộp một khoản thuế cao để vừa hạn chế hành vi, vừa phân phối lại thu nhập, tạo cơ hội cho người yếu thế hơn.
Như vậy, rõ ràng mục tiêu rất cơ bản của thuế tài sản là đảm bảo sự công bằng trong xã hội, đảm bảo quyền cơ bản của mọi người được tôn trọng. Việc này cũng tạo ra nguồn thu cho ngân sách. Nhà nước không đi làm kinh tế mà nguồn thu chính của Nhà nước là thuế, để trang trải chi phí điều hành, đồng thời để đầu tư cho phát triển, cho cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội. Với những lợi ích như vậy, thuế tài sản được áp dụng rất phổ biến và thậm chí ở mức cao ở nhiều nước phát triển.
Chia sẻ về sự phù hợp của sắc thuế này với thời điểm hiện tại, PGS.TS. Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết: Thực ra không phải bây giờ mà thuế tài sản đã được đề cập đến từ nhiều năm trước đây.
Càng gần đây, tính cấp bách của việc áp dụng thuế tài sản càng rõ hơn khi sự chênh lệch giữa nhóm người giàu và nhóm có thu nhập trung bình, thu nhập thấp trong xã hội ngày càng tăng. Hiện nay, có tình trạng một số người có tiềm lực, thu gom tài sản để chiếm giữ, điển hình như nhà đất… khiến giá nhà đất ngày càng cao, người nghèo càng khó có cơ hội tiếp cận nhà ở. Do đó, ông không nghĩ thời điểm này là sớm.
Nếu chưa áp dụng thì sẽ lại càng muộn, bởi tình trạng đầu cơ và sự bất bình đẳng lại càng tăng. Khi tiền dồn vào đầu cơ không chỉ khiến giá cả tăng cao mà còn khiến nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh giảm sút, gây bất lợi cho hiệu quả hoạt động của cả nền kinh tế. Như vậy, lợi ích của việc chống đầu cơ là rất lớn, mà trong chống đầu cơ, thuế tài sản đóng vai trò hết sức quan trọng.
Ở Việt Nam thời gian qua, tình trạng đầu cơ, các cơn “sốt” bất động sản đã gây hệ lụy lớn cho nền kinh tế, từ việc khiến giá bất động sản tăng cao đến nợ xấu ngân hàng. Nếu chúng ta triển khai tốt thuế tài sản, hạn chế được tình trạng đầu cơ sẽ đem lại lợi ích lớn cho xã hội.
Tăng thu không phải là mục tiêu đầu tiên
Từ khía cạnh ngân sách, đương nhiên nếu chúng ta áp dụng Luật Thuế này thì số thu cũng tăng lên. Nhưng theo ông Cường, quan điểm thu thuế tài sản là để tăng thu ngân sách là không đúng. Thuế trước hết là công cụ của Nhà nước để điều tiết các hành vi trong xã hội.
Đơn cử như đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với những hàng hóa xa xỉ, hàng hóa không có lợi cho sức khỏe, cho xã hội, cần hạn chế tiêu dùng. Thuế cũng nhằm phân phối, điều tiết thu nhập, hạn chế các hành vi đầu cơ, khuyến khích những hành vi lành mạnh, mang lại lợi ích tốt đẹp cho xã hội.
"Do vậy, phải thấy rằng tăng thu không phải là mục tiêu đầu tiên của việc áp thuế tài sản mà trước hết, quan trọng hơn là để điều tiết, chiếm hữu tài sản. Như tôi đã nói, người nào chiếm hữu nhiều thì cần có trách nhiệm với xã hội, khi làm giảm cơ hội tiếp cận tài sản của người khác. Khi đó, đương nhiên Nhà nước phải đứng ra làm người điều tiết, dùng nguồn thu đó để đầu tư trở lại cho xã hội"- ông Cường nhấn mạnh.
Dĩ nhiên tăng thuế hay áp dụng chính sách thuế mới luôn vấp phải khó khăn từ dư luận, để có được sự đồng thuận rộng rãi, dự thảo Luật nên làm nổi bật được tính điều tiết, phân phối từ những người nhiều tài sản cho những người yếu thế, người nghèo được hưởng lợi.
"Nên chăng, chúng ta thiết kế Luật theo hướng ít gây ảnh hưởng đến đối tượng người nghèo, người thu nhập thấp; tức là người nghèo nên chỉ đóng một phần thuế rất nhỏ, người giàu phải đóng mức cao hơn. Có thể áp dụng một hệ số lũy tiến, tài sản càng nhiều mức đóng càng cao" - ông Cường nói.
Ở nhiều nước, thậm chí có hệ số lũy tiến lên đến 10 – 12%. Cơ chế lũy tiến sẽ phù hợp hơn, dễ đồng thuận hơn. Số ít người giàu có mức thuế phải đóng cao hơn nhiều người thu nhập thấp và trung bình, nhưng mức độ ảnh hưởng với họ không lớn như với người nghèo và việc họ đóng góp trở lại cho xã hội bằng mức thuế cao cũng dễ được họ đồng tình hơn.
Với chính sách này, nguồn thu cũng sẽ tăng hơn bởi thực tế số thuế từ người thu nhập thấp không nhiều, phần thuế thu từ những người giàu, nhiều tài sản mới là đáng kể bởi tài sản của người giàu có thể lớn gấp hàng trăm lần tài sản của người nghèo. Số thu đó vừa đáp ứng đúng nghĩa vai trò điều tiết và chi phí hành thu lại thấp. Hiệu quả chính sách khi đó sẽ cao hơn, “một mũi tên” cùng lúc đạt nhiều mục đích.
相关文章
随便看看