【ban xep hang bong da tbn】Sẽ nhanh chóng có giải pháp giải cứu, bảo vệ doanh nghiệp

bct

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ đạo phải tính ngay phương án,ẽnhanhchóngcógiảiphápgiảicứubảovệdoanhnghiệban xep hang bong da tbn bằng mọi giá giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp. Ảnh: T.U

Sản xuất và xuât khẩu sản phẩm chủ lực đều giảm

Tại cuộc họp, Tư lệnh Bộ Công thương cũng thẳng thắn nhìn nhận, cho đến nay tác động của dịch bệnh Covid-19 lên nền kinh tế Việt Nam trong dòng chảy chung của thế giới là rất lớn. Minh chứng rõ nhất chính là sự suy giảm của nền sản xuất công nghiệp. Sản lượng công nghiệp giảm với tốc độ nhanh nhất trong hơn 6 năm qua. Chỉ số BMI của Việt Nam đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 2/2020 - mức giảm ở dưới 50 điểm đầu tiên trong hơn bốn năm qua.

Theo Báo cáo tại cuộc họp của Bộ Công thương, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 2 tháng đầu năm tăng 6,2%; thấp hơn mức tăng 9,2% của cùng kỳ năm 2019. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo là ngành chịu tác động nhiều nhất với tốc độ tăng 2 tháng đầu năm chỉ đạt 7,4%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,4% của cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, trong 2 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu 39 tỷ USD, tăng 8,4%. Trong đó, khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 12,5 tỷ USD, tăng 16,6%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 26,6 tỷ USD, tăng 5,3%.

Đáng lưu ý là hầu hết các sản phẩm nông sản đều có kim ngạch sụt giảm. Điển hình như kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm thủy sản 2 tháng đầu năm ở mức 3,35 tỷ USD, giảm 4,9%. Nguyên nhân chính được đưa ra là do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đã khiến cho một số sản phẩm giảm mạnh: Rau quả (giảm 8,8% so với cùng kỳ), thủy sản (giảm 10,7%), cao su (giảm 19,9%); cà phê (giảm 1,9%), hạt điều (giảm 8,4%)...

Ngoài ra, nhóm hàng dệt may bị tác động tương đối nặng nề, cụ thể: xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại giảm 7,2%; vải mành, vải kỹ thuật giảm 3,4%... Do sự khan hiếm về nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.

Cũng theo thống kê, trong 2 tháng đầu năm nay, nước ta nhập khẩu tổng cộng 734,7 triệu USD nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, giày dép, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

Hơn nữa, theo đánh giá của các đơn vị tại cuộc họp, trong thời gian tới, sản xuất và xuất khẩu nước ta có thể sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn. Theo bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), các thị trường Việt Nam đang xuất khẩu lớn như Liên minh châu Âu (EU) hay Mỹ giảm sâu do dịch bệnh bùng phát và đang có hiện tượng doanh nghiệp nhập khẩu nhận được thông tin giãn, lùi tiến độ giao hàng gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu nước ta.

Cụ thể, theo chia sẻ của ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), số lượng đơn bị huỷ tương đương với năng lực sản xuất trong nửa tháng của nhiều đơn vị trực thuộc Vinatex, khoảng 3-3,5% sản lượng cả năm 2020.

Nhanh chóng có giải pháp "cứu" doanh nghiệp

Tại cuộc họp, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Châu Âu, Châu Mỹ (Bộ Công thương) cho biết, ngay sau khi có thông tin một số đối tác EU, Mỹ thông báo dừng nhập hàng dệt may, đơn vị đã làm việc với Phái đoàn liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam và Đại sứ quán Mỹ. Theo đó, Phái đoàn liên minh châu Âu khẳng định, hàng hoá, dịch vụ tới EU vẫn tiếp tục lưu thông. Còn Đại sứ quán Mỹ cũng khẳng định không áp dụng bất kỳ biện pháp nào ngăn chặn tiếp cận thị trường của hàng Việt Nam sang Mỹ.

Song, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, việc các đơn hàng từ hai thị trường lớn EU, Mỹ đang hoãn, huỷ buộc cơ quan chức năng phải tính ngay phương án, giải pháp, bằng mọi giá giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp. Do đó, các đơn vị liên quan cần phải thường xuyên cập nhật diễn biến tại các nền kinh tế đối tác về tình hình dịch bệnh, chính sách tác động tới thương mại, chuỗi cung ứng...Thông qua đó chủ động phân tích đánh giá kịch bản ứng phó và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho doanh nghiệp để họ chủ động trong xây dựng lại kế hoạch, chiến lược.

Bộ trưởng cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh đang ngày càng diễn biến phức tạp, các đơn vị cần đặt ưu tiên hàng đầu là công tác phòng chống dịch bệnh nhưng không sao nhãng thực hiện mục tiêu kép là phòng chống dịch bệnh ở mức độ cao nhất song song với đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế, đặc biệt về bình ổn thị trường, phát triển thương mại nội địa, thúc đẩy xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục phát huy vai trò của thị trường nội địa trong bối cảnh sản xuất và thị trường ngoài nước đang gặp khó khăn, đặc biệt chú trọng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại nhằm kích thích nội nhu tại cả các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Có thể đề xuất các cơ chế đặc thù trong thúc đẩy đầu tư công vào lĩnh vực này, bởi đây là yếu tố then chốt giúp nền kinh tế đứng vững và tăng trưởng trong lúc dịch bệnh ảnh hưởng mạnh tới thương mại quốc tế.

Mặt khác, theo Bộ trưởng cần chủ động nghiên cứu và dự báo khả năng lượng hàng tồn kho của các quốc gia do dịch bệnh có thể tràn vào Việt Nam với mức giá cạnh tranh, từ đó sẵn sàng các phương án biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước. Đặc biệt, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Quốc hội tiến đến phê chuẩn kịp thời EVFTA và kế hoạch thực thi hiệp định này ngay khi có hiệu lực vào tháng 7 tới./.

Tố Uyên