当前位置:首页 > World Cup

【tý le keo】Từ biệt phủ, tài sản khủng của quan chức bàn về kiểm soát thu nhập

Số liệu chính thức của cơ quan nhà nước về tỷ lệ thu hồi tài sản từ các vụ án tham nhũng quá thấp có nguyên nhân từ sự yếu kém của công tác kiểm soát thu nhập.

Dự án Luật Sửa đổi,ừbiệtphủtisảnkhủngcủaquanchứcbnvềkiểmsotthunhậtý le keo bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 vừa được Quốc hội thảo luận đã thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội. Một nội dung đặc biệt quan trọng trong đó là vấn đề kiểm soát tài sản công chức. Tuy nhiên đây dường như vẫn là thách thức rất lớn với các nhà lập pháp khi vừa qua những biệt phủ của quan chức vẫn “sừng sững” sau các cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền.

Tỷ lệ thu hồi tài sản từ các vụ án tham nhũng là quá thấp. Kết quả này có nguyên nhân từ sự yếu kém của công tác kiểm soát tài sản thu nhập những người có chức vụ, quyền hạn.

Theo số liệu thống kê được các cơ quan chức năng công bố công khai, số lượng những bản kê khai được xác minh và kết luận không trung thực chỉ vài phần triệu cho thấy nhận định việc kê khai tài sản của hiện nay vẫn nặng tính hình thức là hoàn toàn chính xác.

Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi ngày 21/11/2017. Ảnh: Minh Đạt

Điều mà mà các cơ quan chức năng cố gắng thực hiện vẫn tập trung ở số lượng bản kê khai, và thời hạn kê khai.... Vì thế, các báo cáo thường cho ra những con số ấn tượng, ví dụ như 100% các bộ, ngành địa phương đã kê khai đúng, đủ và kịp thời. Còn vấn đề cốt tử trong phòng/chống tham nhũng chính là sự trung thực trong việc kê khai thì hầu như vẫn chưa kiểm soát được.

Trong thực tế, chúng ta mới bàn nhiều đến kiểm soát việc kê khai tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, chưa coi trọng kiểm soát tài sản của những người này. Hầu như vẫn chưa có biện pháp bảo đảm việc kê khai đó giúp cho nhà nước và xã hội kiểm soát được tài sản cũng như sự biến động về tài sản của cán bộ, công chức nhằm qua đó phát hiện những dấu hiệu bất minh để có biện pháp ngăn chặn sự tẩu tán và cuối cùng là có thể thu hồi tài sản có nguồn gốc tham nhũng.

Đối tượng kê khai rộng

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng phải kê khai tài sản thu nhập là lãnh đạo từ phó trưởng phòng cấp huyện trở lên và một số vị trí được xem là có nguy cơ tham nhũng lên đến hơn một triệu người. Đây là con số quá lớn và không cần thiết.

Vì về lý thuyết, bất kể ai có chức vụ quyền hạn đều có nguy cơ tham nhũng và đều phải được kiểm soát. Nhưng không phải vì vậy mà cần phải và có thể kiểm soát tất cả.

Thử lấy một đối tượng cụ thể là hiệu trưởng các trường phổ thông để xem xét sẽ thấy. Đối với các thành phố, đô thị lớn, nơi tình trạng chạy trường, chạy lớp, dạy thêm, học thêm diễn ra phổ biến thì việc kê khai tài sản của lãnh đạo, quản lý trường là nên làm. Nhưng ngược lại, với một hiệu trưởng ở những vùng sâu, vùng xa, nơi mà thày cô phải chia sẻ từng đồng lương ít ỏi cho bữa ăn của các học sinh, phải lội bùn vào từng thôn bản vận động các em đến lớp thì sẽ thấy việc buộc họ phải kê khai tài sản, thu nhập sẽ vô lý đến mức nào!

Vậy nên việc đầu tiên cần làm là thu hẹp đối tượng kê khai cho thật đích đáng, có trọng tâm, trọng điểm đúng như tinh thần của nghị quyết trung ương 3 theo phương châm: “trên trước, dưới sau”, “trong trước, ngoài sau”.

Song, cần bảo đảm rằng một khi đã kê khai thì việc kê khai đó có thể kiểm soát được về tính trung thực, chính xác.

Giải pháp toàn diện, lâu dài

Có một lỗ hổng rất lớn mà chúng ta đều nhìn thấy trong hệ thông quy định hiện hành là người có nghĩa vụ kê khai chỉ phải kê khai tài sản của mình, vợ hoặc chồng và con chưa thành niên. Vậy thì việc tuồn tài sản bất chính của quan chức cho những người khác, trước hết là con thành niên, họ hàng, thậm chí cả vợ bé, bồ nhí như một vị đại biểu Quốc hội lo ngại giống như hình ảnh “có một con voi trong phòng”!

Thậm chí buộc công chức phải kê khai tài sản ba đời như sáng kiến của một vị tướng trên Quốc hội đi chăng nữa thì người có tài sản vẫn có thể nhờ vả người khác ngoài dòng họ đứng tên và rồi pháp luật cũng chỉ đứng ngoài bất lực. Đó là chưa kể không dễ gì công chức có thể buộc những người thân của mình, những người đã trưởng thành và không phụ thuộc về tài chính, phải kê khai tài sản với các cơ quan chức năng.

Vì vậy, muốn kiểm soát được tài sản của công chức thì phải có biện pháp toàn diện, từ việc chống rửa tiền đến việc quản lý sự dịch chuyển của tài sản, tiền bạc, với nghĩa kiểm soát cả nơi đi và nơi đến, kiểm soát cả công chức và toàn xã hội thông qua các công cụ quản lý (thuế, đăng ký tài sản, thanh toán qua tài khoản…).

Các biện pháp này đòi hỏi sự đồng bộ, cần có thời gian và cả những điều kiện hạ tầng kỹ thuật chứ không thể chỉ trông cậy vào những quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Thu nhập - vấn đề chưa được kiểm soát

Khác với hầu hết các nước trên thế giới khi thu nhập đồng nghĩa với tiền lương thì ở Việt Nam, lương công chức chỉ là một phần của thu nhập.

Với mức lương cao nhất ở nước ta hiện nay thì bất cứ ai có tài sản có giá trị cũng có thể bị đặt dấu hỏi. Đồng lương đối với nhiều người chỉ là phần nhỏ trong tổng thu nhập. Ví dụ đi họp, đi địa phương sẽ có phong bì. Mà tính sơ sơ, lãnh đạo cấp sở của một thành phố lớn, trung bình có đến trên dưới 40 cuộc họp/tháng. Thêm vào đó còn nhiều khoản thu nhập khác nữa.

Ngoài ra còn những khoản thu nhập khác về thâm niên, phụ cấp nghề, trích lại từ các khoản thu (thuế, hải quan, hoạt động kiểm tra xử lý vi phạm…) được sử dụng dưới hình thức tăng thu nhập hay thưởng vào các dịp lễ, tết… Tất cả những khoản thu nhập này ít khi được thể hiện trong bảng lương hàng tháng.

Chưa hết, nhìn ra thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và cả những lĩnh vực khác cũng đều có sự tham gia của công chức nhằm kiếm lợi, mà gần như vẫn chưa có sự kiểm soát nào.

Như vậy, giải pháp để minh bạch thu nhập nên là kiểm soát chặt chẽ các khoản thu nhập của công chức là mọi khoản chi cho công chức từ ngân sách phải được chuyển khoản. Còn những khoản thu khác từ việc tham gia kinh doanh, góp vốn, mua đi bán lại bất động sản, cổ phiếu… cần được quản lý bằng cơ quan thuế

Chỉ khi nào chúng ta kiểm soát được nguồn thu nhập (đầu vào) thì mới có thể nói đến việc kiểm soát có hiệu quả tài sản của công chức.

Theo TS. Đinh Văn Minh, Viện trưởng Viện Khoa học thanh tra/vietnamnet.vn

分享到: