Cô Văn Thị Nhàn hướng dẫn học sinh nhặt và phân loại rác Tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế năm 1997,ôhiệutrưởngyêumôitrườkết quả các trận bóng đêm qua sau 1 năm công tác tại Trường TH Tân Mỹ, cô Nhàn được chuyển công tác về Trường TH Hòa Mỹ rồi gắn bó đến hôm nay. Đứng trên bục giảng là niềm mơ ước của Nhàn từ nhỏ, cô luôn xác định nhiệm vụ của người giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức văn hóa, mà cần tạo cho học sinh môi trường học tập tốt. Năm 2018, cô Nhàn được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Ở cương vị người đứng đầu, sau nhiệm vụ duy trì, nâng cao chất lượng dạy và học được kế thừa từ các thế hệ tiền nhiệm, cô Nhàn bắt tay ngay vào việc xây dựng Trường TH Hòa Mỹ thành địa chỉ nổi bật về môi trường giáo dục thân thiện. Nhờ hiểu rõ từng ngóc ngách nơi đây, cô nhanh chóng viết tờ trình thuyết phục đề đạt nguyện vọng với cấp trên và được đầu tư 1 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở hạ tầng; đồng thời, huy động nội lực từng bước xây dựng cảnh quan sân trường xanh, sạch, đẹp. Cứ thứ hai hàng tuần, cô dành ít phút trong giờ chào cờ để giải thích, tuyên truyền với học sinh về tầm quan trọng khi mỗi người có ý thức với môi trường. Học sinh được hướng dẫn cách trồng cây, tưới nước, tạo thói quen không xả rác ra môi trường, phân loại rác… Đồng thời, cô chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm đưa nội dung về giá trị của thiên nhiên với môi trường và sức khỏe con người vào các tiết học tự nhiên xã hội hay các buổi hoạt động ngoài giờ. Để huy động sức mạnh tập thể, tại các buổi lao động, cô Nhàn luôn là người tiên phong cùng đồng nghiệp và học sinh hăng hái làm việc. Nhà gần trường, cứ sáng sớm hàng ngày, cô sang sân trường tưới cây, nhặt rác thay cho tập thể dục. Thấy vậy, nhiều người trước đây có ý tránh vì cho rằng cách làm đó chỉ mang tính hình thức đã thay đổi suy nghĩ khi thấy sân trường sạch hơn, cây cối ngày càng xanh tốt cùng những khóm hoa rực rỡ. Cô giáo Ngô Thị Mùi tâm sự: “Không gian sân trường xanh, sạch, đẹp giúp vơi đi những mệt mỏi sau mỗi giờ lên lớp. Vì thế, không còn ai xem những buổi lao động tập thể là bắt buộc mà luôn hăng hái tham gia”. Để tạo thuận lợi cho học sinh, cô chỉ đạo mỗi lớp học phải trang bị 2 thùng đựng rác. Một thùng có dòng chữ “Rác kế hoạch nhỏ” đựng giấy vụn; thùng ghi “Rác loại bỏ” để đựng túi ni lông, vỏ hộp sữa, chai nhựa…. Ngoài sân trường, còn đặt nhiều thùng rác lớn để đựng lá cây. Được giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở nên học sinh dần có thói quen bỏ rác đúng thùng. Thấy lá cây rơi trong sân thì nhặt để cán bộ nhà trường ủ làm phân bón cho cây. Hưởng ứng phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" do UBND tỉnh phát động, Ban Giám hiệu cùng với công đoàn phân chia đội ngũ CB-GVNV ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm 7 người. Trong đó, 3 nhóm nhà ở xa trường cứ chiều thứ sáu vừa lao động, vừa hướng dẫn học sinh khố 4 và khối 5 cách dọn dẹp chỗ ngồi, nhổ cỏ, tưới cây. Nhóm còn lại gồm những người nhà gần trường, sẽ tập trung vào mỗi sáng chủ nhật để dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ cách trường khoảng 500m. Những học sinh thể hiện tích cực sẽ được nêu gương trước toàn trường vào giờ chào cờ. Thầy giáo Nguyễn Phi Hùng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Điền đánh giá: “Bằng những việc làm cụ thể, cô Nhàn đã huy động được sức mạnh tập thể nên không chỉ cảnh quan sân trường thay đổi rõ rệt, mà năm nay là năm đầu tiên Hòa Mỹ được UBND tỉnh công nhận tập thể lao động xuất sắc”. Bài, ảnh: HƯƠNG LAN |