当前位置:首页 > Thể thao

【kq bd hang 2 tbn】Bộ Tài chính tiếp tục thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Các doanh nghiệp bảo hiểm chấp hành kết luận thanh tra

Trả lời câu hỏi của phóng viên,ộTàichínhtiếptụcthanhtradoanhnghiệpbảohiểmnhânthọkq bd hang 2 tbn ông Doãn Thanh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, đơn vị đã hoàn thành thanh tra hai doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đó là AIA và Dai-ichi.

Bộ Tài chính tiếp tục thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Tại cuộc họp báo, phóng viên quan tâm tìm hiểu về tình hình thanh tra các doanh nghiệp bảo hiểm. Ảnh: Đức Minh.

Bộ Tài chính hiện đang thanh tra doanh nghiệp Manulife và một doanh nghiệp khác. Từ nay tới cuối năm 2023, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm theo kế hoạch.

Thông tin thêm tại cuộc họp báo, ông Doãn Thanh Tuấn cho biết, đối với việc thực hiện kết luận thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mà Bộ Tài chính đã công bố ngày 30/6 vừa qua, cơ bản các doanh nghiệp đã chấp hành.

Liên quan đến kết luận thanh tra, theo lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, có 2 nhóm chính đó là kiến nghị chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm và xử lý tài chính. Về chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm, Bộ Tài chính đã thực hiện giám sát chặt chẽ, các doanh nghiệp đã nghiêm túc thực hiện, cơ bản đáp ứng các kết luận thanh tra, nâng cao chất lượng và hạn chế sai sót.

Trả lời tại một cuộc họp báo của Chính phủ về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, năm 2023 Bộ Tài chính đã có kế hoạch thanh tra, kiểm tra với 10 công ty bảo hiểm, gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Việc thanh, kiểm tra sẽ tập trung vào nội dung liên kết kinh doanh của công ty bảo hiểm và ngân hàng thương mại.

Bộ Tài chính có phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để chỉ đạo, rà soát các tổ chức tín dụng, bảo hiểm để thị trường đảm bảo hoạt động đúng quy định pháp luật, quyền lợi các tổ chức cá nhân và đơn vị kinh doanh bảo hiểm.

Bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng còn nhiều vi phạm

Được biết, từ cuối năm 2022, đã tiến hành thanh tra hoạt động bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là: Prudential, Sun Life, MB Ageas và BIDV Metlife.

Bộ Tài chính tiếp tục thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Ảnh: Minh họa.

Kết quả công tác thanh tra cho thấy, việc bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng còn nhiều vi phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của đại lý bảo hiểm cá nhân, nhân viên ngân hàng. Một số hành vi vi phạm điển hình như: không tư vấn trực tiếp cho khách hàng, hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp bảo hiểm; không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm.

Ngoài ra, còn một số vi phạm, như: cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng ipad, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin và không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.

Các vi phạm của đại lý sẽ được Bộ Tài chính xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, qua thanh tra, Bộ Tài chính cũng đã phát hiện và xử lý các khoản chi phí cho hoạt động đại lý không đúng quy định pháp luật.

Căn cứ kết quả thanh tra, Bộ Tài chính đã yêu cầu 4 doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh toàn diện đối với hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm có biện pháp kiểm soát tình hình hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm nhằm bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và an toàn tài chính của doanh nghiệp.

Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải chuyển ngay hồ sơ, tài liệu đến cơ quan điều tra để xử lý theo quy định pháp luật./.

Khâu tư vấn cho khách hàng "có vấn đề"

Kết quả công tác thanh tra cho thấy, việc bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng còn nhiều vi phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của đại lý bảo hiểm cá nhân, nhân viên ngân hàng. Một số hành vi vi phạm điển hình như: không tư vấn trực tiếp cho khách hàng, hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp bảo hiểm; không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm.

分享到: