【soi kèo dortmund hôm nay】Khủng hoảng dầu mỏ Syria: Tổng thống Assad chọn Nga hay Iran?

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 05:05:25 评论数:
khung hoang dau mo syria tong thong assad chon nga hay iranLibya liệu có trở thành “Syria 2.0” của Nga?
khung hoang dau mo syria tong thong assad chon nga hay iranNgày tàn của “Vương quốc Hồi giáo” chưa phải dấu chấm hết với IS?
khung hoang dau mo syria tong thong assad chon nga hay iranNga thành “trọng tài duy nhất” trong “ván cược” Iran-Israel ở Syria
khung hoang dau mo syria tong thong assad chon nga hay iranBao nhiêu chiến binh IS ngoại nguy hiểm còn sót lại ở Iraq và Syria?
khung hoang dau mo syria tong thong assad chon nga hay iran
Tổng thống Syria Assad. Ảnh: SANA.

Khủng hoảng dầu mỏ ở Syria

Cuộc khủng hoảng ở Syria hiện đã bước sang một giai đoạn mới khi chính quyền Tổng thống Assad giành chiến thắng trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 8 năm ở quốc gia Trung Đông này. Các nhân tố chính trong cuộc nội chiến này đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng tại các khu vực khác nhau của Syria, trong khi cuộc chiến giành lại những phần còn lại của lãnh thổ Syria nhằm thống nhất đất nước vẫn tiếp diễn. Sự chia rẽ giữa phương Tây và Nga cũng như những bất đồng giữa các bên liên quan về quá trình tái thiết Syria khiến Damascus vẫn “ngổn ngang trăm mối tơ vò”.

Đặc biệt, chính phủ Syria đang phải giải quyết cuộc khủng hoảng nhiên liệu tồi tệ nhất kể từ cuộc nội chiến nổ ra năm 2011 khi quốc gia Trung Đông này hiện phải dựa vào hơn 75% nguồn nhiên liệu nhập từ bên ngoài.

Các chuyên gia nhận định rằng Damascus hoặc phải giành lại được quyền kiểm soát các mỏ dầu ở phía đông, đặc biệt tại các khu vực của lực lượng SDF được Mỹ ủng hộ, hoặc phải thay thế nguồn cung cấp dầu mỏ vốn trước giờ là Iran sang Nga với một cái giá nào đó.

Về lâu dài, lực lượng SDF có thể sẽ đàm phán với Damascus dưới sự bảo hộ của Mỹ nhưng hiện tại, SDF vẫn tiếp tục tuân thủ các lệnh trừng phạt, thắt chặt các tuyến đường cung cấp dầu mỏ và đảm bảo không có nguồn hàng nào đi qua sông Euphrates để tới các khu vực do chính phủ kiểm soát.

Hiện tại, Syria cần dầu mỏ để tồn tại. Việc sản xuất trong nước năm 2019 của quốc gia này đạt 24.000 thùng/ngày, chỉ đáp ứng được 20 - 25% nhu cầu của nền kinh tế.

Cuộc khủng hoảng nhiên liệu trong nước đang đặt ra câu hỏi liệu Tổng thống Syria Assad sẽ chọn đồng minh Nga hay Iran để “giải vây” thế khó hiện nay?

Đồng minh Iran cũng gặp khó

Iran, lực lượng ủng hộ quan trọng của Tổng thống Assad, từng là nguồn cung dầu mỏ chính của Syria nhưng nền kinh tế Tehran đang bị "bóp nghẹt" bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Điều này đang làm gián đoạn "mạch máu" duy trì sự sống nền kinh tế của Syria, dẫn đến sự cắt giảm đáng kể nguồn nhiên liệu ở Aleppo, Damascus và một số thành phố lớn khác.

Từng là một nhà xuất khẩu dầu mỏ với 150.000 thùng/ngày trước năm 2011 nhưng sau chiến tranh, Syria không còn lựa chọn nào khác ngoài việc "cầu cứu" Iran. Tuy nhiên, việc nhập khẩu dầu của Iran đột nhiên dừng lại trong năm nay khiến Damascus chưa tìm được nguồn cung cấp thay thế nào để đáp ứng 100.000 thùng dầu/ngày cho các nhu cầu trong nước. Nguyên nhân cho sự gián đoạn của Tehran là do những khó khăn kinh tế và cuộc khủng hoảng tiền tệ trong nước cũng như Iran phải tăng cường xuất khẩu dầu mỏ cho những "khách hàng lớn" như Trung Quốc và Ấn Độ trước khi 6 tháng miễn trừ trừng phạt mà Mỹ dành cho 8 nước và vùng lãnh thổ hết hiệu lực từ ngày 2/5. Dù vậy, ngày 5/5, một trong những công ty của Iran là True Ocean đã cập bến tại cảng Banias của Syria chở theo những thùng dầu đầu tiên tới nước này kể từ ngày 1/1.

Lợi ích của Nga ở Syria

Mặc dù Syria không phải một đối tác dầu mỏ hay khí đốt lớn nhưng Nga có nhiều lợi ích sâu xa về lĩnh vực năng lượng tại quốc gia Trung Đông này. Trước tiên, Syria vẫn là một nhân tố quan trọng trong sự xoay trục gần đây của Nga sang Trung Đông và Bắc Phi - những nơi mà ngoại giao năng lượng đóng vai trò quan trọng. Thứ hai, Syria có những tiềm năng hứa hẹn về dầu mỏ và khí đốt tại khu vực phía đông Địa Trung Hải. Ngoài ra, về mặt tự nhiên, vị trí địa chính trị của Syria cũng có ý nghĩa đặc biệt với Nga. Syria tiếp giáp biên giới với đất nước Iraq giàu dầu mỏ và nằm khá gần với các nước vùng Vịnh cũng như châu Âu.

Tuy nhiên, không chỉ Iran chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ mà Nga cũng vậy. Chính điều này đã khiến Moscow và Damascus gắn kết với nhau ở phía đông Địa Trung Hải trong lĩnh vực năng lượng. Hợp đồng của Nga thuê cảng Tartus của Syria trong 49 năm cũng như duy trì căn cứ không quân Khmeimim nhằm bảo vệ vị thế của mình tại đây cho thấy Moscow vẫn “mặn mà” với quốc gia Trung Đông này.

Lựa chọn khó khăn của Tổng thống Assad

Nga có thể là một nguồn cung nhiên liệu ổn định thay thế Iran. Nhưng để có được điều này, Tổng thống Assad có lẽ phải tái cân bằng lại quan hệ với 2 đồng minh quan trọng nhất của mình, Nga và Iran, vốn có những lợi ích khác nhau tại Syria.

"Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu Tổng thống Assad sẽ dùng điều gì để đổi lấy sự giúp đỡ từ Nga và Nga sẽ có lợi ích như thế nào?", Kirill Semenov - nhà phân tích về Trung Đông tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế Nga có trụ sở ở Moscow nhận định.

Theo chuyên gia Semenov, "Moscow có thể dùng điều này để chi phối ông Assad và khiến Tổng thống Syria đưa ra các quyết định mang lại nhiều lợi ích cho Nga hơn là Iran”.

Cách đó không lâu, chính phủ Syria đã thông báo kế hoạch sẽ cho Nga thuê cảng biển Tartous trong 49 năm và Moscow có thể sử dụng cảng biển này không chỉ cho các mục đích kinh tế mà còn để đặt căn cứ hải quân.

Thông báo này được đưa ra sau khi các bài báo hồi tháng 2/2019 cho biết Iran đang thảo luận với chính phủ Syria để thuê cảng Latakia vì các khoản nợ chưa trả của Damascus. Điều này sẽ cho phép Tehran có thể tiếp cận Địa Trung Hải, ngay cạnh cảng biển mà Nga đang hoạt động. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh này, Moscow có thể sẽ gặp thế khó với Israel - quốc gia luôn coi Iran là kẻ thù và vẫn duy trì đường dây nóng về quân sự với Nga.

Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov đã gặp Tổng thống Assad tại Syria vào cuối tháng 4/2019 và khẳng định rằng việc Nga thuê cảng Tartous sẽ thúc đẩy thương mại 2 nước, cũng như đem lợi lợi ích kinh tế cho Syria. Ông cũng nhấn mạnh rằng các mỏ dầu ở phía đông hiện đang nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ nhưng sẽ có "một số đề xuất cụ thể" được đưa ra và "Syria nên sẵn sàng để giải quyết vấn đề".

David Butter, một chuyên gia về năng lượng tại Chatham House nhận định cả Iran và Nga đều đang sử dụng cuộc khủng hoảng nhiên liệu để gây sức ảnh hưởng với Tổng thống Assad.

"Iran muốn đảm bảo các khoản nợ của Syria sẽ được trả lại tương xứng với sự hỗ trợ của Iran trong khi Nga dường như nghiêng về mục tiêu đạt được sự kiểm soát về quân sự và chính trị nhiều hơn", ông Butter cho biết. Dù Nga không lên tiếng về mục đích thực sự của mình nhưng dường như "Moscow đang muốn tác động đến Tổng thống Assad trên quy mô của một sự sắp xếp chính trị nhằm đảm bảo các lợi ích kinh tế và quân sự của Nga cũng như đẩy Iran khỏi Syria".

Leith Aboufadel - người sáng lập tờ Al-Masdar News nhận định, Damascus "có thể sẽ lựa chọn đứng về phía Nga", cũng như nối lại quan hệ với Saudi Arabia - kẻ thù của Iran trong khu vực.

Cuối tháng 4/2019, truyền thông Nga cho biết phái đoàn của Tổng thống Putin tại Syria đã có cuộc thảo luận với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman về cuộc khủng hoảng tại Syria. Các quốc gia vùng Vịnh đều đưa ra thương lượng với Tổng thống Assad để lôi kéo Damascus khỏi "quỹ đạo" ảnh hưởng của Tehran.