Báo Thanh Niên đưa tin trên báo TheựcphẩmTrungQuốcgiảNạngạogiảtấncôngChâuÁbảng xếp hạng châu á Star, các trang mạng xã hội gần đây phát tán thông tin gạo giả làm bằng nhựa độc hại của Trung Quốc được cho đã thâm nhập vào các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, đe dọa tính mạng người tiêu dùng châu Á. Đây là tin đồn về thực phẩm giả của Trung Quốc mới nhất hiện nay.
Gạo nhựa Trung Quốc được làm từ khoai tây, khoai lang với nhựa tổng hợp, ép thành dạng hạt gạo, được cho là đã có mặt tại những vùng nông thôn ở châu Á, như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và gần đây là Singapore.
Thời gian gần đây, thông tin về loại gạo giả này, được bán rộng rãi tại các chợ ở Trung Quốc (nhiều nhất là tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), đã liên tục được phát tán trên các trang mạng xã hội. Bộ trưởng Bộ Nội thương - hợp tác và tiêu dùng Malaysia, ông Hasan Malek ngày 18.5 khẳng định, tuy thông tin trên chưa được kiểm chứng nhưng Malaysia sẽ không xem nhẹ vấn đề này và sẽ tiến hành điều tra trên toàn quốc.
Bộ trưởng Ismail Sabri Yaakob vẫn khẳng định người dân cần được tuyên truyền về cách nhận biết gạo giả. Ông cho biết những phàn nàn về hàng giả sẽ được Bộ Tiêu dùng, Hợp tác và Thương mại trong nước giải quyết. "Tuy nhiên, chúng tôi sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật để nhận biết gạo giả" ông nói. "Chẳng hạn, chúng tôi sẽ chỉ cho người dân về sự khác nhau giữa gạo giả và gạo thật".
Bộ Nông nghiệp Malaysia cho hay chưa nhận được báo cáo nào về gạo giả ở Malaysia, nhưng tuyên bố sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan tuyên truyền giúp người tiêu dùng phân biệt gạo thật và giả.Ông Hasan cho biết, nhóm điều tra sẽ tập trung vào các cửa hàng nhỏ lẻ, kiểm tra xem có bán gạo giả hay không, nhất là ở những vùng ngoại ô và nông thôn vì loại gạo giả sẽ không được bán công khai ở siêu thị và các cửa hàng lớn. "Nếu loại gạo này tồn tại ở Malaysia, nó sẽ chủ yếu được bán ở các cửa hàng nhỏ", một nguồn tin nói. Những người bán sỉ sẽ rất khó để gạo nhựa vượt qua các quy định nghiêm ngặt về nhập khẩu gạo. Tuy nhiên, vẫn có khả năng gạo nhựa được buôn lậu qua các nước biên giới.
Trưởng chuyên gia dinh dưỡng của Viện Tim mạch Quốc gia (IJN) Mary Easaw-John cho biết: "Một số chất, chẳng hạn như keo nhựa, không thể ăn được và về lâu dài sẽ có những tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa". Thực phẩm bị pha trộn hay làm giả là một vấn đề nhức nhối. Năm 2008, có khoảng 300.000 người đã bị bệnh và ít nhất 6 trẻ sơ sinh đã thiệt mạng khi sữa công thức Trung Quốc bị phát hiện có trộn lẫn chất melamine. Cuối năm ngoái, melamine còn phát hiện có trong trứng Trung Quốc, theo báoVnReview.
Hồi năm 2011, truyền thông các nước châu Á đã từng phanh phui vụ gạo giả làm bằng nhựa từ Trung Quốc.
Phương Khanh(T/h)
Bắt hàng giả, khó chứng minh hàng giả