Cố lách chiếc xe 3 bánh qua một con ngõ hẹp ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh,ốcbuộcgiớisiêugiàucùngchiacủkqbd ngoai hang nga Trung Quốc vào một buổi sáng sớm tháng 10, ông Zhang Suning khẽ rùng mình vì lạnh. Chiếc áo đã sờn rách của người đàn ông 54 tuổi này không đủ giữ ấm cho ông dù thời tiết mới chớm lạnh.
Ông Zhang người gốc An Huy, đến Bắc Kinh kiếm kế sinh nhai khoảng 20 năm qua. Công việc của ông là thu lượm phế liệu.
Điểm dừng chân tiếp theo của ông Zhang là các công ty tái chế, nơi ông bán những thứ mà người ta bỏ đi để thu về khoảng 3.000 Nhân dân tệ (khoảng 470 USD) mỗi tháng.
Trong 20 năm qua, kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng hơn 10 lần nếu tính theo GDP, nhưng cuộc sống của ông Zhang không hề dễ dàng hơn. Zhang hiện sống với vợ và con trai trong một căn hộ chỉ rộng chưa đến 10m2 với giá thuê lên tới 1.500 nhân dân tệ/tháng (khoảng 235 USD). "Thu nhập của tôi đã tăng gấp đôi, nhưng chi phí sinh hoạt còn tăng nhanh hơn", ông Zhang nói.
Giống gia đình ông Zhang, một bộ phận lớn người dân Trung Quốc đến nay vẫn chưa được hưởng thành quả kinh tế ngay cả khi mức sống ở đây đã được cải thiện rõ rệt. Sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc hàng chục năm qua đã kéo theo tình trạng chênh lệch giàu nghèo nghiêm trọng. Điều này càng bộc lộ rõ hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khi những người giàu càng giàu thêm, người nghèo lại càng nghèo.
Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố, hiện giờ là thời điểm thúc đẩy mục tiêu "thịnh vượng chung" để mọi người dân đều được chia sẻ cơ hội giàu có.
Chia sẻ thành quả kinh tế để 'cùng giàu'
Khái niệm "thịnh vượng chung" được ông Tập Cận Bình đưa ra trong cuộc họp của Ủy ban Kinh tế và Tài chính Trung ương Trung Quốc hồi tháng 8 năm nay.
Đây không phải lần đầu tiên khái niệm này được giới chức Trung Quốc đề cập đến. Vào những năm 1950, Chủ tịch Mao Trạch Đông từng sử dụng khái niệm này trong cuộc Đại nhảy vọt. Đến những năm 1980, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình cho rằng, Trung Quốc nên "để một số người làm giàu trước" để phát triển nền kinh tế và "thịnh vượng chung" là mục tiêu cuối cùng.
Hiện nay, trong bối cảnh khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn dẫn đến những mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, giới chức nước này cho rằng, chính sách "thịnh vượng chung" có ý nghĩa quan trọng để thu hẹp khoảng cách đó. Ông Tập nhấn mạnh, cần phải "tăng cường quy phạm và điều tiết thu nhập cao, bảo vệ thu nhập hợp pháp theo pháp luật, điều tiết hợp lý thu nhập cao quá mức, khuyến khích nhóm thu nhập cao và doanh nghiệp đền đáp cho xã hội nhiều hơn".
Theo chủ trương của ông Tập, hệ thống thịnh vượng chung sẽ khuyến khích việc tạo cơ hội cho người có thu nhập cao và doanh nghiệp trả lại nhiều của cải hơn cho xã hội thông qua tặng quà tự nguyện và đóng góp từ thiện. Vì vậy, giới phân tích cho rằng, Trung Quốc sẽ có các chính sách mới, đặc biệt là liên quan thuế, phí.
Xiong Yuan, chuyên gia phân tích vĩ mô của Công ty Chứng khoán Guosheng, nhận định chính phủ Trung Quốc có thể giảm mức thuế thu nhập cá nhân, tăng thuế đối với người giàu, ví dụ thuế liên quan tài sản, thừa kế, lợi nhuận doanh nghiệp, hoặc ra các chính sách ưu đãi cho các quỹ từ thiện, hoạt động đóng góp cho phúc lợi công cộng.
Trung Quốc có 81 tỷ phú trong bảng xếp hạng 500 người giàu nhất thế giới theo thống kê củaBloomberg, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác kể cả Mỹ. Ngoài ra còn có hàng nghìn tỷ phú và hàng triệu triệu phú Trung Quốc chưa lọt vào danh sách này. Theo nghiên cứu của ngân hàng Credit Suisse, giới siêu giàu hiện chiếm 1% dân số Trung Quốc nhưng sở hữu tới 31% tài sản của cả nước, tăng đáng kể so với mức 21% cách đây hai thập niên. Trong khi đó, hơn 600 triệu người, tương đương một nửa dân số Trung Quốc, hiện sống với mức thu nhập hàng năm đạt 12.000 Nhân dân tệ (tương đương 1.858 USD) hoặc ít hơn.
Ngoài ra, hiện tại, một số tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc thậm chí đã lớn hơn cả các tập đoàn nhà nước lớn nhất, những người sáng lập các tập đoàn đó tích tụ quá nhiều của cải, làm dấy lên lo ngại về những doanh nghiệp "quá lớn để kiểm soát".
Nhà giàu rơi vào "tầm ngắm"
Sau một thời gian dài hưởng thành quả của guồng quay kinh tế, đến nay, hàng loạt doanh nghiệp lớn, những cá nhân có tiềm lực tài chính ở Trung Quốc đứng trước sức ép "trả lại nhiều hơn cho xã hội". Nhiều doanh nghiệp, cá nhân giàu có lọt vào tầm ngắm của chiến dịch chấn chỉnh, cải cách diện rộng của chính phủ Trung Quốc, từ công nghệ, bất động sản đến giải trí.
Trước tiên phải kể đến lĩnh vực công nghệ, một trong các lĩnh vực tạo ra những tỷ phú giàu có nhất của Trung Quốc. Từ tháng 11 năm ngoái, tập đoàn thương mại điện tử Alibaba bắt đầu phải đối mặt với các cuộc điều tra chống độc quyền và chịu án phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD.
Alibaba cũng chịu thêm cú sốc khi thương vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trị giá 37 tỷ USD của "con đẻ" Ant Group - công ty tài chính - bị "tuýt còi" vào phút chót. Biến cố không ngờ tới này khiến tài sản của nhà sáng lập Alibaba Jack Ma mất hàng tỷ USD và tỷ phú này cũng gần như "biến mất" trước công chúng.
Kể từ đó, hàng loạt công ty công nghệ lớn khác liên quan đến thương mại điện tử, giao đồ ăn, công nghệ tài chính và du lịch trực tuyến cũng bị rơi vào hoàn cảnh tương tự. Meituan, một hãng giao đồ ăn công nghệ, phải nhận án phạt hơn nửa tỷ USD vì vi phạm luật chống độc quyền. Tencent, một ông lớn công nghệ khác, cũng không phải ngoại lệ. Nếu cổ phiếu của Alibaba giảm khoảng 30% kể từ đầu năm thì Tecent cũng bị bật khỏi 10 công ty hàng đầu thế giới xét theo vốn hóa trên sàn chứng khoán Hong Kong. "Cơn gió ngược" với ngành công nghệ đã thổi bay 1.500 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc chỉ trong một thời gian ngắn.
Những bước đi này thể hiện sự quyết liệt của Bắc Kinh trong chiến dịch kiểm soát ảnh hưởng của các ông lớn công nghệ, ngăn chặn sự bùng nổ "mất kiểm soát" có thể khiến tình trạng chênh lệch giàu nghèo trầm trọng hơn nữa.
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc cũng đứng ngồi không yên vì chính phủ tuyên bố sẽ thí điểm đánh thuế bất động sản ở một số khu vực trong 5 năm. Không chỉ phải đối mặt với mức thuế mới, các nhà phát triển bất động sản còn phải chấp nhận các chính sách thắt chặt của chính phủ, điển hình là yêu cầu các công ty bất động sản giảm nợ nhằm đối phó với mức nợ ngày càng tăng của họ. Điều này đã khiến các gã khổng lồ bất động sản như Evergrande - doanh nghiệp đang ôm "quả bom nợ" 300 tỷ USD - khó huy động vốn.
"Thịnh vượng chung là thịnh vượng cho tất cả mọi người, không phải là thịnh vượng của một số người", ông Tập Cận Bình nói. |
Việc Trung Quốc lâu nay không tính thuế bất động sản đã tạo điều kiện để nhiều người hưởng lợi lớn từ đà tăng mạnh của giá nhà đất. Thị trường bất động sản đã tạo ra một lớp người giàu có - những người đã mua 2 hoặc 3 bất động sản sớm hơn so với những người khác kể cả bằng tiền đi vay. Các nhà kinh doanh bất động sản tư nhân, bao gồm cả tập đoàn đang chìm trong khủng hoảng nợ Evergrande, cũng đã kiếm bộn tiền từ việc xây dựng những dự án bất động sản lớn, chính quyền các địa phương cũng thu được nguồn ngân sách dồi dào từ việc bán quyền sử dụng đất với giá cao.
Tuy nhiên, sự bùng nổ này cũng kéo theo bất bình đẳng thu nhập và làm trầm trọng thêm một loạt các vấn đề xã hội, bao gồm sự sụt giảm tỷ lệ kết hôn và tỷ lệ sinh, trong bối cảnh tầng lớp trung lưu phải đối mặt với chi phí sinh hoạt tăng cao. Trên thực tế, người lao động có mức lương hàng tháng vài nghìn nhân dân tệ cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân, nhưng những người có số bất động sản trị giá hàng triệu nhân dân tệ lại không cần phải nộp thuế.
Sự bất bình đẳng này cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến trào lưu "nằm im, mặc kệ" nở rộ trong giới trẻ Trung Quốc gần đây. "Nằm im, mặc kệ" ám chỉ lối sống chỉ nằm yên một chỗ, từ bỏ hết các mục tiêu, thay vì phấn đấu lao động - một trào lưu có thể đe dọa đến "Giấc mơ Trung Hoa". Do đó, việc cải cách thị trường bất động sản được chính phủ Trung Quốc cho là một bước đi quan trọng để hướng đến mục tiêu "thịnh vượng chung".
|
|
|
Hàng loạt sao Hoa Ngữ trở thành mục tiêu của chiến dịch phong sát của giới chức Trung Quốc (Ảnh: New York Times). |
Năm 2021 cũng không phải một năm may mắn với ngành giải trí và nhiều nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên không gian mạng ở Trung Quốc.
Ngành giải trí với việc tạo dựng thần tượng không chỉ giúp tạo ra những ngôi sao, mà còn đem lại những nguồn lợi khổng lồ. Theo trang The Papercủa Trung Quốc dự đoán, đến năm 2022, giá trị "nền kinh tế thần tượng" ở nước này có thể lên tới 140 tỷ Nhân dân tệ (hơn 20 tỷ USD). Tuy nhiên, cùng với sự phát triển bùng nổ của ngành giải trí, sự xuất hiện của những ngôi sao với thu nhập, cát-xê "khủng" là vấn nạn trốn thuế.
Rắc rối của ngôi sao điện ảnh Phạm Băng Băng là khởi đầu cho chiến dịch kiểm soát ngành công nghiệp giải trí của chính quyền Bắc Kinh. Cô gần như biến mất khỏi công chúng trong một thời gian dài sau khi vướng vào lùm xùm trốn thuế và phải nộp phạt 130 triệu USD. Chiến dịch này cũng ảnh hưởng đến sự nghiệp của những ngôi sao trong làng giải trí như Triệu Vy, Trịnh Sảng.
Chiến dịch chấn chỉnh của giới chức Trung Quốc chưa dừng lại ở đó, mà tiếp tục mở rộng sang các lĩnh vực khác như bán hàng qua livestream, dịch vụ dạy thêm tư nhân.
Chỉ sau một đêm, "nữ hoàng livestream Trung Quốc" Hoàng Vi, hay thường được gọi là Vi Á, đã hoàn toàn biến mất khỏi nền tảng thương mại điện tử Taobao của Alibaba sau khi bị các nhà chức trách áp khoản phạt 1,34 tỷ Nhân dân tệ (210 triệu USD) vì trốn thuế.
Người đẹp được mệnh danh là "nữ hoàng chốt đơn" vì có thể bán bất cứ mặt hàng nào trên mạng trực tuyến với doanh số "khủng". Cô đại diện cho thế hệ người nổi tiếng mới được thúc đẩy bởi tốc độ phát triển chóng mặt của lĩnh vực thương mại điện tử tại Trung Quốc. Nhiều khía cạnh của lĩnh vực này đang bị giới chức Trung Quốc thắt chặt kiểm soát. Hôm 22/12, Sở thuế Bắc Kinh, Thượng Hải và các tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang, Giang Tô đồng loạt yêu cầu những người nổi tiếng và người có ảnh hưởng trên mạng xã hội nhanh chóng nộp bù những khoản thuế còn nợ hoặc khai không chính xác trong 10 ngày trước khi kết thúc năm 2021.
Bán hàng qua livestream kết hợp giữa giải trí và thương mại điện tử giúp doanh thu bán hàng tăng vọt. Theo nghiên cứu của công ty iMedia, doanh thu từ bán hàng livestream tại Trung Quốc có thể đạt 188 tỷ USD trong năm nay. Hiện chưa rõ, doanh số này sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi chính phủ Trung Quốc thắt chặt kiểm soát.
"Thịnh vượng chung" trong guồng quay kinh tế
Chiến dịch chấn chỉnh toàn diện này đã buộc các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc đầu tư vào sáng kiến thịnh vượng chung hay chi tiền cho các quỹ từ thiện nhằm xoa dịu tình hình.
Alibaba tuyên bố sẽ đầu tư 100 tỷ Nhân dân tệ (15,5 tỷ USD) vào 10 sáng kiến trong 5 năm tới thông qua các chương trình bao gồm cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở các khu vực chưa phát triển, giảm chi phí cho các doanh nghiệp nhỏ và cải thiện lợi ích cho người lao động thu nhập thấp.
Pinduoduo Inc. gần đây đã cam kết dành 1,5 tỷ USD cho phát triển nông nghiệp. Tencent cho biết họ sẽ bỏ ra gần 8 tỷ USD để hỗ trợ các nỗ lực phân phối lại tài sản của chính phủ sau khi đã cam kết dùng khoản tiền tương tự cho chương trình "giá trị xã hội bền vững".
Theo tính toán củaBloomberg, 7 tỷ phú Trung Quốc đã dành tổng cộng 5 tỷ USD để làm từ thiện trong 8 tháng đầu năm 2021, vượt số tiền quyên góp của cả năm ngoái.
Tuy nhiên, chủ trương thịnh vượng chung cũng đang khiến giới nhà giàu Trung Quốc "mất ăn, mất ngủ". Nhiều tài phiệt đã lặng lẽ rút khỏi các vị trí trong hội đồng quản trị, tránh sự chú ý không cần thiết. Tỷ phú Zhang Yiming của ByteDance, Richard Liu của JD.com hay Colin Huang của Pinduoduo đều lần lượt rút về phía sau.
Nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu bán phá giá cổ phiếu của họ. Nhiều người còn tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài, gửi vào các thiên đường thuế. Mối lo ngại chủ yếu của họ là sự không chắc chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo sau khi Trung Quốc đã áp dụng giới hạn với hàng loạt ngành công nghiệp. Adrian Zuercher, chuyên gia tại quỹ quản lý tài sản UBS, nhận định với các nhà đầu tư nội địa, chính sách "thịnh vượng chung" kéo theo sự bất định, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ thận trọng hơn với nguồn vốn đầu tư vào Trung Quốc.
"Vài năm qua, nhiều doanh nhân và cá nhân giàu có tạm dừng các khoản đầu tư ra nước ngoài vì cảm thấy nền kinh tế Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ. Nhưng giờ đây, mọi chuyện đã thay đổi. Bây giờ, họ cảm thấy vẫn cần tiếp tục chuyển tài sản của mình ra nước ngoài để lấy thẻ xanh", Liu Zhen, một chuyên viên môi giới đầu tư cho biết.
Trong nỗ lực để xoa dịu lo ngại, báo People's Dailyhồi tháng 9 đăng bài xã luận nói rằng quy định mới không nhằm gây tổn hại cho hoạt động kinh doanh và vị thế của lĩnh vực tư nhân này vẫn được duy trì. Một quan chức cấp cao của Trung Quốc hồi tháng 8 cũng khẳng định, thịnh vượng chung không có nghĩa là "lấy của người giàu chia cho người nghèo".
"Thịnh vượng chung nghĩa là làm tốt hơn để chiếc bánh to hơn, tiếp đến là chia bánh. Điều đó không có nghĩa là lấy của người giàu để giúp người nghèo", Han Wenxiu, một quan chức kinh tế cấp cao Trung Quốc, nói.
Nhiều nhà nghiên cứu nhận định, mục tiêu thịnh vượng chung có thể đẩy nhanh quá trình tái cân bằng kinh tế của Trung Quốc theo hướng tiêu dùng thúc đẩy tăng trưởng, giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư, nhưng các chính sách cũng có thể gây tác dụng ngược.
Một số chuyên gia nhận định, chủ trương thịnh vượng chung có thể khiến hiệu quả phát triển kinh tế sẽ giảm sút, hay nói một cách ví von là "quá chú trọng đến việc chia bánh, mà bỏ qua việc làm bánh". Đây là một thách thức rất lớn với giới lãnh đạo Trung Quốc, thậm chí lớn hơn cả việc tập trung xây dựng kinh tế sau cải cách mở cửa. Thách thức là họ phải làm thế nào để không làm trật bánh khu vực tư nhân vốn là động lực tăng trưởng và việc làm.
Đó là chưa kể đến việc chiến lược "thịnh vượng chung" đang vấp phải khó khăn khi kinh tế Trung Quốc xuất hiện những dấu hiệu suy yếu. Trong quý 3 năm nay, GDP của nước này chỉ tăng trưởng 4,9%, chỉ số sản quản lý sản xuất PMI trong tháng 10 ở mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020.
Tất nhiên, khi đề ra mục tiêu "thịnh vượng chung", giới chức Trung Quốc xác định đây không phải mục tiêu một sớm, một chiều. Ông Tập Cận Bình tin tưởng rằng, Trung Quốc có thể đạt được thịnh vượng chung vào khoảng 2050.
(Theo Dân Trí)
Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế số một thế giới vào năm 2030?
Trung Quốc được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế số một thế giới vào năm 2030, muộn hơn 2 năm so với báo cáo của World Economic League Table đưa ra năm ngoái.