Empire777Empire777

【kq myanmar】Nói đi, nói lại

Nghị định bắt đầu có hiệu lực thi hành từ 1/2/2021,óiđinóilạkq myanmar nhưng gần như ngay lập tức, trong dư luận, trên truyền thông đã nhận được rất nhiều phản ứng trái ngược nhau. Người thì cho đó là một bước tiến, tạo được sự tự do, thông thoáng trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật. Ca sĩ, nhạc công không còn quá bị chi phối với âm thanh cho chương trình nào đó mà có thể tập trung cho hình thức, hiệu ứng biểu diễn. Ngược lại, cũng có không ít ý kiến cho rằng đó là một sự thụt lùi, tạo cơ hội hợp pháp cho kiểu biểu diễn, làm ăn không nghiêm túc, không đàng hoàng bùng nổ…

Quan điểm nào cũng đều có lý lẽ của riêng nó. Tuy vậy, xem chừng ở góc độ khán giả, rất nhiều người tỏ ra không chịu nổi khi “ông Nhà nước” thả ràng buộc này. Họ cho rằng, trước đây khi hành vi này bị cấm, giới showbizt, ca sĩ vẫn còn chưa ngán, không ít người vẫn lòn lách “nhép”, “nhái” búi xua. Rất nhiều vụ do trục trặc “âm thanh ánh sáng” đã ngẫu nhiên lộ tẩy hát nhép một cách đầy bi hài như trường hợp các ca sĩ S.T, A.T, Q.Ng, T.T… khiến khán giả hết sức phẫn nộ. Bây giờ chính thức được tháo khoán, không cấm, có nước mà… loạn.

Tranh luận, bày tỏ nhiều, tuy nhiên bình tĩnh mà nói thì văn bản pháp luật đã ban hành và chuẩn bị có hiệu lực, không thể không thực thi. Sau này, khi đã áp dụng vào thực tiễn, một thời gian có thể sẽ xuất hiện những vấn đề bất cập, chưa phù hợp, chưa sát với thực tế cuộc sống, nghị định sẽ được bổ sung, sửa đổi. Đó là điều bình thường. Còn trước mắt, luật pháp là tối thượng, mọi công dân đều có trách nhiệm phải chấp hành những gì pháp luật quy định, đồng thời được làm những gì mà pháp luật không cấm. Có nghĩa là giới showbizt, họ có quyền “hát nhép”, “đàn nhái” thoải mái, bởi điều này đã không còn bị luật pháp điều chỉnh.

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, pháp luật dẫu không còn cấm nhưng không phải trong giới showbizt ai cũng đều hào hứng với chuyện “nhái, nhép”. Chia sẻ công khai với truyền thông, không ít ca sĩ, nhạc sĩ vẫn bày tỏ sự dị ứng với hành vi mà theo họ là không mấy “fairplay” này. Họ vẫn rất muốn, rất chung thủy với lối biểu diễn truyền thống, bởi theo họ, như vậy mới có cảm xúc và mới buộc họ thường xuyên luyện giọng, luyện ngón, phải lao động một cách có trách nhiệm và nghiêm túc với bản thân mình nếu không muốn bị đào thải. Hay nói như ca sĩ Mỹ Ngọc, phải hát live mới có thể “chạm tới trái tim khán giả”- điều mà một nghệ sĩ chân chính nào cũng mong hướng đến.

Về phía khán giả, người ta có quyền “hát nhép”, “đàn nhái” song không có nghĩa là khán giả cũng buộc phải nghe “đàn nhái”, “hát nhép”. Khán giả sẽ rất cảm thông với một tiết mục mà ở đó ca sĩ, nhạc công sẽ quá khó, quá phức tạp để chơi “live”. Tuy nhiên, họ cũng sẽ thừa thông minh để thấy rằng nghệ sĩ quá dễ dãi, quá “lười biếng” quá xem thường khán giả khi buộc họ phải nghe “nhái”, “nhép” với những chương trình/tiết mục không cần phải “nhái”, “nhép” như thế. Nhất là với những tấm vé cho những chương trình vốn được quảng cáo là “liveshow” nhưng đến khi vào xem lại toàn được “thưởng thức” bản ghi âm sẵn. Những món hàng dỏm và những người bán hàng dỏm như thế tự nó sẽ bị thị trường, bị người tiêu dùng quay lưng, tẩy chay, dù sớm hay muộn.

HUY KHÁNH

赞(65)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【kq myanmar】Nói đi, nói lại