Tổng cục Thống kê vừa cho biết,đạttỷlịch sử đối đầu arsenal từ đầu năm đến thời điểm 20/9/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 26,16 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ 2018.
Dây chuyền sản xuất các thiết bị điện, điện tử tại Công ty cổ phần Thiết bị điện VI-NA-SI-No (VSEE JSC) tại khu công nghiệp Long Hậu (Long An). Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Theo đó, về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Việt Nam thu hút 2.759 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 10,9 tỷ USD, tăng 26,4% về số dự án và giảm 22,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh đó, có 1.037 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 4,7 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 9 tháng còn có 6.502 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 10,4 tỷ USD, tăng 82,3% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó có 1.348 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 6,34 tỷ USD và 5.154 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 4,06 tỷ USD.
Vốn FDI thực hiện 9 tháng ước tính đạt 14,2 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tại buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2019 được tổ chức ngày 28/9, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhận xét, giải ngân vốn FDI 9 tháng đạt cao nhưng quy mô các dự án lại thấp hơn, chỉ khoảng 4-5 tỷ USD. Vì thế, ông Lâm cho rằng, cần phải tìm nguyên nhân vì sao các dự án lại giảm thấp quy mô như vậy để có hướng khắc phục.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực; trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 18,09 tỷ USD, chiếm 69,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,77 tỷ USD, chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,4 tỷ USD, chiếm 5,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo đối tác đầu tư, đã có 109 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hong Kong (Trung Quốc) dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,89 tỷ USD (trong đó, có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội), chiếm 65,4% tổng vốn đầu tư.
Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 4,62 tỷ USD, chiếm 17,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,77 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản vượt lên Trung Quốc và xếp vị trí thứ tư với tổng vốn đăng ký 3,067 tỷ USD.
Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố; trong đó Hà Nội thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký 6,15 tỷ USD, chiếm 23,5% tổng vốn đầu tư. Tp.Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 4,52 tỷ USD, chiếm 17,3% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 2,52 tỷ USD chiếm 9,6% tổng vốn đầu tư.
Xuất khẩu của khu vực FDI, kể cả dầu thô đạt 134,73 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 69,3% kim ngạch xuất khẩu; xuất khẩu không kể dầu thô đạt 133,21 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 68,6% kim ngạch xuất khẩu.
Một số dự án lớn trong 9 tháng năm 2019 là: dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào Công ty TNHH Vietnam Beverage, với mục tiêu chính là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội; dự án LG Display Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 410 triệu USD; dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 280 triệu USD đầu tư tại Tây Ninh với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR…
Theo Thúy Hiền (TTXVN)